Giải quyết tranh chấp thông qua
Dự thảo luật 202X quy định như sau:
-
Bảo mật thông tin trong quá trình giải quyết tranh chấp.
-
Phán quyết trọng tài là phán quyết cuối cùng(một cấp xét xử).
-
Trình tự, thủ tục, thời gian do các bên trao đổi, thoả thuận với nhau, trong trường hợp đặc biệt có thể rút gọn một số bước, đây là điều mà tố tụng Toà án không thực hiện được. Có thể nộp tài liệu qua email, trao đổi trực tiếp với nhau bằng các phương tiện điện tử cũng được ghi nhận là giải quyết vụ việc.
-
Trọng tài là những người có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Bảo hiểm, có uy tín cao nên quyết định của họ sẽ sát với thực tiễn nghề nghiệp.
-
Ưu tiên sự thoả thuận của các bên trong suốt quá trình giải quyết vụ việc.
-
Giải quyết được những vụ tranh chấp có giá trị bé: Đối với tranh chấp về nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ có giá trị chỉ vài triệu hoặc mấy trăm nghìn. Thực tế hiện nay các DNBH đang từ chối với căn cứ 50-50, từ chối chưa chuẩn xác vì biết rằng thủ tục khởi kiện tại Toà án là rất phức tạp, ngừoi tham gia bảo hiểm sẽ không bỏ công bỏ sức để tiến hành khởi kiện đòi mấy triệu hoặc mấy chục triệu.
-
Giải quyết được vấn đề từ ngữ chuyên môn: Bảo hiểm là một lĩnh vực đặc thù với nhiều từ chuyên nghành, khái niệm chuyên sâu mà người không hoạt động trong nghề không hiểu hết hoặc khó để hiểu sâu. Chính vì vậy khi những "Trọng tài viên" giải quyết sẽ không mất nhiều công sức để nghiên cứu, giải quyết thấu tình đạt lý và phù hợp với thực tiễn.
-
Giải quyết được những thủ tục rườm rà: Bảo hiểm có những đặc thù mà chỉ riêng nó có: Tổng công ty có công ty thành viên nhưng công ty thành viên bản chất chỉ là Chi nhánh; Cấp đơn bảo hiểm điện tử tuy nhiên khi đi công chứng hay chứng thực chữ ký thì không thể làm được với đơn bảo hiểm điện tử; Công văn từ chối bồi thường qua email nhưng Luật lại yêu cầu phải lập thành văn bản............