Doanh nghiệp bảo hiểm, Các bạn
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2019 quy định điều kiện để được làm "Tư vấn viên bảo hiểm" như sau:
Điều 93b. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.
Hiện nay các văn bản đào tạo, hướng dẫn của DNBH cũng như trên các diễn đàn, làm việc với Khách hàng, trao đổi nội bộ các bạn Đại lý bảo hiểm với nhau đều sử dụng từ "Tư vấn viên bảo hiểm" để làm danh xưng cho mình. Xin thưa đó là việc làm nhầm lẫn hoặc cố tình trục lợi danh tiếng từ một khái niệm công việc có tính chất chuyên môn cao. Từ "tư vấn" đã thể hiện là nơi cung cấp thông tin trung thực, khách quan toàn diện và đảm bảo quyền lợi cao nhất của Khác hàng, vì Khách hàng là ngừoi trả chi phí tư vấn. Còn các bạn "Đại lý bảo hiểm" là đại diện của DNBH, nơi cung cấp sản phẩm vì vậy các bạn phải chịu những quy định gò bó của Hợp đồng đại lý bảo hiểm, Quy định của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
Tôi viết bài này không có mục đích chỉ trích hay nói xấu ai, mục đích của tôi để các bạn "Đại lý bảo hiểm" tìm hiểu việc thi cấp "chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm" hoặc học thêm văn bằng 2 về bảo hiểm để có thể sử dụng từ "Tư vấn viên bảo hiểm" một cách đúng nghĩa cho bản thân mình. Nếu bạn biết mình là ai thì mới làm được đúng công việc cần làm, đừng vì một tên gọi hào nhoáng mà đánh mất đi bản chất thật vốn có.
Thời điểm trả lại tên là 1/11/2020.... theo quy định của Pháp luật.
Trân trọng!