Mua bảo hiểm tài sản trên giá trị giải quyết như thế nào?

1. Case thực tế liên quan đến mua bảo hiểm trên giá trị:
“Một doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy mua Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt cho tài sản của công ty là 06 nhà xưởng với tổng giá trị bảo hiểm là: 89.422.740.000 đồng. Tuy nhiên, giá trị trên chỉ là định giá của ngân hàng bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất. Giá trị thực tế để thi công, xây dựng nhà xưởng thấp hơn giá trị tham gia bảo hiểm rất nhiều. Tháng 01/2023, 01 nhà xưởng của doanh nghiệp đã xảy ra cháy, thiệt hại toàn bộ nhà xưởng và tài sản bên trong. Nguyên nhân cháy được xác định là do chập điện”. Vậy DNBH sẽ căn cứ trên giá trị thực tế hay giá trị mua bảo hiểm để giải quyết bồi thường?
2. Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị được ghi nhận tại Điều 47 LKDBH 2022, nội dung được phản ánh tại điều luật này thể hiện hai vấn đề: thứ nhất là định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm trên giá trị và thứ hai là trách nhiệm của DNBH, bên mua bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm trên giá trị được giao kết.
– Khoản 1, Điều 47 LKDBH 2022 nêu rõ rằng: “Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng”. Căn cứ để thoả thuận STBH trong Hợp đồng bảo hiểm tài sản là giá trị bảo hiểm. Bên được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không được thỏa thuận để bảo hiểm cho tài sản với số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là căn cứ để doanh nghiệp bảo hiểm định phí bảo hiểm và xác định trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
– Nói về trách nhiệm khi giao kết hợp đồng, khoản 2, Điều 42 quy định: “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.
Bởi hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng không được phép giao kết, nên việc đặt ra trách nhiệm này chỉ mang tính chất dự phòng trong trường hợp giao kết do lỗi vô ý (trong cung cấp thông tin về nguyên tắc hợp đồng) của bên mua bảo hiểm, lỗi vô ý thể hiện ở việc bên mua bảo hiểm không thấy trước được tính nghiêm trọng hoặc do định giá sai giá thị trường của tài sản được bảo hiểm do khách quan. Quy định trên chủ yếu tập trung vào trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, nhằm bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm cũng như bảo vệ chính quyền lợi của mình. Có thể phân thành hai trường hợp căn cứ vào thời điểm phát hiện sự không chính xác của thông tin như sau: (i) phát hiện khi xảy ra thiệt hại: doanh nghiệp bảo hiểm có thể duy trì bảo hiểm bằng cách tăng phí bảo hiểm, nếu bên mua bảo hiểm không chấp nhận có thể hủy bỏ hợp đồng và mất một khoản phí bảo hiểm; (ii) phát hiện sau khi xảy ra thiệt hại: Khoản bồi thường của doanh nghiệp sẽ giảm đi theo một tỷ lệ tương ứng do việc áp dụng quy tắc tỷ lệ phí (tỷ lệ giữa số phí đã trả và số phí phải trả).
3. Quay trở lại tình huống trên, việc giải quyết bồi thường của DNBH sẽ dựa vào quy định về bảo hiểm trên giá trị, cụ thể như sau:
- Căn cứ vào giá trị thực tế: DNBH sẽ bồi thường dựa trên giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất. Nếu giá trị tài sản thực tế thấp hơn giá trị bảo hiểm được khai báo, phần chênh lệch không được bồi thường.
Định giá lại tài sản: Trong quá trình giải quyết bồi thường, DNBH sẽ xác định giá trị thực tế của nhà xưởng bị cháy, bao gồm:
+ Giá trị xây dựng (không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất).
+ Giá trị tài sản bên trong nhà xưởng tại thời điểm xảy ra cháy.
- Giới hạn trách nhiệm bồi thường: Mặc dù giá trị bảo hiểm được kê khai cao hơn giá trị thực tế, DNBH chỉ bồi thường tối đa giá trị thiệt hại thực tế.

Tư vấn liên quan

Nguyên tắc "Thế quyền" trong bảo hiểm tài sản

Nguyên tắc "Thế quyền" trong b...

Xem chi tiết
Điều khoản loại trừ "khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng của đối tượng bảo hiểm" trong bảo hiểm vận chuyển hàng hóa

Điều khoản loại trừ "khuyết tậ...

Xem chi tiết
Tranh chấp về đối tượng được bảo hiểm “Hàng hóa nguyên liệu” trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Tranh chấp về đối tượng được b...

Xem chi tiết
VỤ VIỆC: LÔ HÀNG SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH BỊ TỔN THẤT DO NHIỆT ĐỘ CONTAINER THAY ĐỔI - DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM TỪ CHỐI VÌ KHÔNG THUỘC PHẠM VI BẢO HIỂM [KỲ 1]

VỤ VIỆC: LÔ HÀNG SẦU RIÊNG ĐÔN...

Xem chi tiết
MỘT SỐ TỪ NGỮ GÂY KHÓ HIỂU, DẪN ĐẾN TRANH CHẤP TRONG BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ RỦI RO ĐẶC BIỆT

MỘT SỐ TỪ NGỮ GÂY KHÓ HIỂU, DẪ...

Xem chi tiết
Điều khoản "Giông, bão, lụt" trong bảo hiểm tài sản: Ưu việt hay Bất cập???

Điều khoản "Giông, bão, lụt" t...

Xem chi tiết
Điều khoản

Điều khoản

Xem chi tiết
Thiệt hại ô tô, tài sản do mưa lũ - có được bồi thường?

Thiệt hại ô tô, tài sản do mưa...

Xem chi tiết
Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư

Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm...

Xem chi tiết
Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm...

Xem chi tiết
Tư vấn khởi kiện đòi quyền lợi bảo hiểm công trình xây dựng

Tư vấn khởi kiện đòi quyền lợi...

Xem chi tiết
Tư vấn khiếu nại quyền lợi bảo hiểm công trình xây dựng

Tư vấn khiếu nại quyền lợi bảo...

Xem chi tiết
0906060784