“Tổ chức bảo hiểm tương hỗ” – Hơn 20 năm chưa triển khai thực tế!

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 có quy định “Mục 2: Tổ chức bảo hiểm tương hỗ” từ Điều 70 đến Điều 73 để quy định về Mô hình tổ chức bảo hiểm này, đây là một mô hình khá hay trên “lý thuyết” nhưng hiện nay theo tìm hiểu của tôi chưa được thành lập và vận hành tại Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét sao đã có hành lang pháp lý nhưng chưa thể triển khai thực tế.
 
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 18/2005/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2005 QUY ĐỊNH VIỆC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TƯƠNG HỖ
"Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề hoặc sinh sống trên cùng một địa bàn và có cùng loại rủi ro. Tên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải thể hiện rõ tính chất tương hỗ và phải có cụm từ "Bảo hiểm tương hỗ", viết tắt là "BHTH".
2. Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là bên mua bảo hiểm vừa là chủ sở hữu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Điều 7. Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện giao kết hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật và đã giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ là thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Điều 8. Quyền của thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có các quyền sau đây:
1. Được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm mà thành viên đó đã giao kết với tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
2. Được hưởng kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo quy định tại Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
3. Tham dự hoặc uỷ quyền cho người khác tham dự Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; ứng cử, bầu cử vào bộ máy quản lý và các chức danh được bầu khác của tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Nghĩa vụ của thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện các nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
2. Chấp hành điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ và các nghị quyết được thông qua tại Đại hội thành viên.
3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, khoản lỗ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong phạm vi số phí bảo hiểm đã đóng cho tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
4. Thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải cam kết mua bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ ngay sau khi tổ chức này được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Chấm dứt tư cách thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ
1. Tư cách thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ chấm dứt khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng bảo hiểm giữa thành viên và tổ chức bảo hiểm tương hỗ chấm dứt, được chuyển nhượng theo các quy định của pháp luật;
b) Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ là cá nhân chết; hoặc thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản, sáp nhập, hợp nhất hoặc chấm dứt hoạt động;
c) Các trường hợp khác do Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ quy định.
2. Trừ khi Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ hay hợp đồng bảo hiểm có quy định khác, thành viên sáng lập không được đơn phương chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 03 năm, kể từ khi tổ chức bảo hiểm tương hỗ được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ và hợp đồng bảo hiểm đã giao kết với tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Điều 12. Hợp đồng được ký trước khi cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
1. Hợp đồng phục vụ cho việc thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể được các thành viên sáng lập ký kết.
2. Trường hợp tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thành lập thì tổ chức đó là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này trừ khi có thoả thuận khác.
3. Trường hợp tổ chức bảo hiểm tương hỗ không được thành lập thì các thành viên sáng lập chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đó.
Điều 13. Góp vốn thành lập tổ chức bảo hiển tương hỗ
Vốn thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ sẽ được góp bằng tiền, các loại giấy tờ có giá chuyển đổi được thành tiền vào tài khoản phong toả mở tại một ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. Việc phong toả tài khoản sẽ chấm dứt ngay sau khi tổ chức bảo hiểm tương hỗ được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Điều 16. Cơ cấu tổ chức, quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm: Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) và Ban Kiểm soát.
Điều 32. Vốn pháp định
1. Vốn pháp định của tổ chức bảo hiểm tương hỗ không thấp hơn 10 tỷ đồng. Riêng mức vốn pháp định của tổ chức bảo hiểm tương hỗ hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp thấp hơn mức nêu trên, được thực hiện theo hướng dẫn riêng.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về mức vốn pháp định của tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo từng lĩnh vực, ngành nghề.
Điều 33. Nguồn vốn thành lập
Nguồn vốn thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm:
1. Đóng góp của các thành viên sáng lập.
2. Tạm ứng phí bảo hiểm của các thành viên;
3. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Phân chia kết quả kinh doanh
1. Lợi nhuận của tổ chức bảo hiểm tương hỗ là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ tổng chi phí của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
2. Lợi nhuận của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được sử dụng cho những mục đích sau:
a) Hoàn trả các khoản vay vốn thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
b) Trích lập quỹ dự trữ bắt buộc và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
c) Làm cơ sở để giảm phí bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm được tái tục trong năm tài chính tiếp theo;
d) Các mục đích khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ và các văn bản pháp luật có liên quan."
 
I. Nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các tầng lớp dân cư sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; để ổn định và phát triển ngành nghề, ngành hàng và đời sống của người dân có thu nhập thấp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp như sau:
⏳THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 52/2005/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN VIỆC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TƯƠNG HỖ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ NGƯ NGHIỆP
"2. Lĩnh vực và nội dung hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ:
2.1. Nghiệp vụ bảo hiểm
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm sau đây:
2.1.1. Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người;
2.1.2. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
2.1.3. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không;
2.1.4. Bảo hiểm xe cơ giới;
2.1.5. Bảo hiểm cháy, nổ;
2.1.6. Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;
2.1.7. Bảo hiểm trách nhiệm chung;
2.1.8. Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
2.1.9. Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
2.1.10. Bảo hiểm nông nghiệp;
2.2. Đối tượng khách hàng
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ được phép bảo hiểm cho các đối tượng sau đây: Doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề (sản xuất, chế biến, nuôi trồng, chuyên chở, phân phối, lưu thông, cung cấp dịch vụ và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp), có nhu cầu bảo hiểm, có quyền lợi có thể được bảo hiểm và có cùng loại rủi ro gắn liền hay xuất phát từ lĩnh vực, ngành nghề đó.
2.3. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là tài sản; trách nhiệm của người được bảo hiểm đối với người thứ ba; tính mạng, sức khoẻ và tai nạn của người được bảo hiểm. Cụ thể như sau:
2.3.1. Đối tượng bảo hiểm tài sản là cây trồng, vật nuôi, vật tư, hàng hoá, nguyên vật liệu; nhà xưởng, máy móc thiết bị, công cụ lao động; phương tiện vận chuyển phục vụ cho hoạt động sản xuất, nuôi trồng và chế biến, lưu thông; các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
2.3.2. Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm là trách nhiệm của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và đời sống nông thôn.
2.3.3. Đối tượng bảo hiểm con người là tính mạng, sức khoẻ và tai nạn của người tham gia vào quá trình sản xuất, nuôi trồng, chế biến, cung cấp dịch vụ, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
2.4. Địa bàn hoạt động
Căn cứ vào phương án kinh doanh, nội dung hoạt động và năng lực tài chính, tổ chức bộ máy, tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể hoạt động trong phạm vi một tỉnh, một số tỉnh, hoặc phạm vi toàn quốc theo quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động."
"Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước.[1] Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản.[2] Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005.” (Nguồn Wikipedia)
Nhà nước đánh giá 03 lĩnh vực: “Nông nghiệp”; “Lâm nghiệp”, “Ngư nghiệp” có thể triển khai được mô hình Tổ chức bảo hiểm tương hỗ vì những đối tượng này có chung rủi ro “thiên tai, mất mùa, dịch bệnh….” xuất hiện thường xuyên tại nước ta. Có thể vì chủ trương đúng đắn, mô hình hay chưa được tuyển truyền, giải thích thấu đáo đến người dân do đó những “người nông dân” không mặn mà tham gia mô hình Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
 
II. Một loạt các Doanh Nghiệp bảo hiểm đã được thành lập dựa trên tập đoàn lớn, nhóm doanh nghiệp cùng nghành nghề. Các Doanh nghiệp chọn phương án “Kinh doanh” kiếm tiền chứ không phải chỉ đơn thuần tương hỗ khi gặp khó khăn:
- Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI): Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
- Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI): Tập đoàn dầu khí Việt Nam
- Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico): Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
………
Các hiệp hội nghề nghiệp: Nông dân Việt Nam, Vận tải, logistic,…. Chưa thực sự có nhu cầu hoặc chưa thấy ý nghĩa cần thiết của việc thành lập quỹ bảo hiểm tương hỗ…..
 
III. Mô hình Tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể ra đời tại Việt Nam???
Đại dịch Covid – 19 đang làm thay đổi nhiều nhận thức, đánh giá của Con người trong thế giới quan cũng như trong kinh tế.
Vừa qua các Hiệp hội vận tải ô tô có văn bản gửi đến Chính phủ, đến Bộ tài chính để xin miễn giảm phí bảo hiểm Trách nhiệm dân sự xe cơ giới nhưng đến nay vẫn chưa được Cơ quan nhà nước và Doanh nghiệp bảo hiểm phản hồi phương án cuối cùng. Rồi sau một vài vụ việc như thế này biết đâu họ sẽ nhìn nhận, đánh giá lại vấn đề có nên chủ động quản lý rủi ro của Hiệp hội mình để lợi ích, quyền lợi được đảm bảo một cách tối đa.
Các kênh bán hàng Insutech đang phát triển mạnh mẽ, người tiêu dùng ngày càng thông thái cụ thể là các nhóm có cùng nhu cầu “Thai sản”, “sức khoẻ”, “người già” ngày càng có cơ hội tìm thấy nhau, chia sẻ nhu cầu với nhau để cùng bảo vệ rủi ro của mình. Những người sinh viên nghèo, người mới đi làm với tiền lương ít ỏi cũng có thể tham gia vào những Quỹ tương hỗ nho nhỏ để có dự phòng lúc rủi ro.
Tôi rất may mắn khi được làm đối tác của một Công ty có mô hình thí điểm Bảo hiểm nhân thọ dành cho “người già” kết hợp với bán sản phẩm Sâm ngọc linh. Người già sẽ được sử dụng các sản phẩm Sâm ngọc linh của Công ty để gia tăng sức khoẻ đồng thời tham gia gói “bảo hiểm cho người già” với các điều khoản quyền lợi khi ốm đau và tử vong…. Đây thực sự là một dự án tuyệt vời dành cho một lứa tuổi “tuyệt vời” mà các Doanh nghiệp Bảo hiểm không bao giờ dám bảo vệ rủi ro. Mô hình phát triển của Công ty này có nhiều điểm tương đồng với Tổ chức bảo hiểm tương hỗ và hiện nay đang phát triển với tốc độ rất nhanh.
Nghành bảo hiểm cần, rất cần những mô hình, ý tưởng đột phá để người dân được thụ hưởng quyền lợi, trải nghiệm sản phẩm ưu việt trong những lúc khó khăn của cuộc sống.
Lời kết: Trong dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 sắp ban hành có quy định về Bảo hiểm Vi mô như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
17. Bảo hiểm vi mô là bảo hiểm có số tiền bảo hiểm nhỏ, mức phí bảo hiểm thấp phạm vi bảo hiểm chỉ bao gồm các quyền lợi cơ bản. Đối tượng của bảo hiểm vi mô là các cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến tính mạng, sức khỏe.
Điều 128. Nguyên tắc hoạt động bảo hiểm vi mô
Bảo hiểm vi mô được triển khai theo tính chất tương hỗ, kết quả hoạt động từ bảo hiểm vi mô sau khi trừ đi phần dự trữ bắt buộc được sử dụng để phục vụ lợi ích cho các thành viên tham gia bảo hiểm thông qua việc giảm trừ phí bảo hiểm, gia tăng quyền lợi bảo hiểm của người được bảo hiểm, hỗ trợ phát triển cộng đồng và các hoạt động bổ trợ cho bảo hiểm vi mô.”
Đánh giá của tôi thì Tổ chức Bảo hiểm Tươn hỗ cần thêm 20 năm nữa để chuẩn bị còn Bảo hiểm Vi Mô – Tính chất tương hỗ sẽ phát triển nhanh chóng khi Luật được thông qua. Mời các bạn tham gia thảo luận!

Tư vấn liên quan

Quy định "Giải thích hợp đồng bảo hiểm" trong Luật KDBH 2022 - Giải quyết các điều khoản khó hiểu, tối nghĩa???

Quy định "Giải thích hợp đồng...

Xem chi tiết
WORKSHOP: NGHỊ ĐỊNH 46/2023/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT KDBH – NHỮNG ĐIỂM MỚI ĐỘT PHÁ

WORKSHOP: NGHỊ ĐỊNH 46/2023/NĐ...

Xem chi tiết
WORKSHOP: UNG THƯ DA CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG BỆNH HIỂM NGHÈO? – HIỂU ĐIỀU KHOẢN ĐÚNG VÀ CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

WORKSHOP: UNG THƯ DA CÓ ĐƯỢC B...

Xem chi tiết
WORKSHOP: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẢO HIỂM NGOÀI TÒA ÁN

WORKSHOP: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤ...

Xem chi tiết
WORKSHOP: NGÂN HÀNG “LỪA” MUA BẢO HIỂM – TỘI DANH HÌNH SỰ

WORKSHOP: NGÂN HÀNG “LỪA” MUA...

Xem chi tiết
Workshop: Hồ sơ vụ án "Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm"

Workshop: Hồ sơ vụ án "Gian lậ...

Xem chi tiết
Chương trình trao đổi: Mua bảo hiểm qua ngân hàng - Chiêu trò "gây nhầm lẫn"

Chương trình trao đổi: Mua bảo...

Xem chi tiết
Mua nhiều Hợp đồng bảo hiểm có phải kê khai với DNBH?

Mua nhiều Hợp đồng bảo hiểm có...

Xem chi tiết
Đầu tư Hợp đồng bảo hiểm có được phép?

Đầu tư Hợp đồng bảo hiểm có đư...

Xem chi tiết
Vụ việc SCB-Manulife có phạm tội hình sự không? Diễn biến tiếp theo như thế nào?

Vụ việc SCB-Manulife có phạm t...

Xem chi tiết
Bán bảo hiểm Phi nhân thọ "Online"!

Bán bảo hiểm Phi nhân thọ "Onl...

Xem chi tiết
Tư vấn bảo hiểm

Tư vấn bảo hiểm

Xem chi tiết
Điều khoản “Miễn truy xét” – Nên giữ hay huỷ bỏ?

Điều khoản “Miễn truy xét” – N...

Xem chi tiết
Định Luật Bánh Mỳ Phết Bơ của Murphy ứng dụng với Đại lý bảo hiểm!

Định Luật Bánh Mỳ Phết Bơ của...

Xem chi tiết
Giám định tổn thất trong bảo hiểm phi nhân thọ!

Giám định tổn thất trong bảo h...

Xem chi tiết
Luật bên Trung Quốc xét xử như thế nào trong các vụ án tranh chấp bảo hiểm?

Luật bên Trung Quốc xét xử như...

Xem chi tiết
Câu chuyện cổ số hạt lúa trên bàn cờ vua và Giải thưởng của Đại lý tổ chức!

Câu chuyện cổ số hạt lúa trên...

Xem chi tiết
Bảo hiểm nhân thọ là Mô hình kinh doanh đa cấp?

Bảo hiểm nhân thọ là Mô hình k...

Xem chi tiết
Mất Giấy chứng nhận bảo hiểm/Hợp đồng bảo hiểm có được giải quyết bồi thường?

Mất Giấy chứng nhận bảo hiểm/H...

Xem chi tiết
Doanh nghiệp bảo hiểm, Các bạn

Doanh nghiệp bảo hiểm, Các bạn...

Xem chi tiết
Kỳ 2: Con đường để thành tư vấn viên bảo hiểm (Không áp dụng với người có bằng chính quy đại học chuyên nghành bảo hiểm)

Kỳ 2: Con đường để thành tư vấ...

Xem chi tiết
Khó khăn khi khởi kiện công ty bảo hiểm: “Vì không có giấy phép kinh doanh”

Khó khăn khi khởi kiện công ty...

Xem chi tiết
“Bảo hiểm” và “Họ, hụi, biêu, phường” ???

“Bảo hiểm” và “Họ, hụi, biêu,...

Xem chi tiết
Bảo hiểm và sự “thuỷ chung”!

Bảo hiểm và sự “thuỷ chung”!

Xem chi tiết
Con đường để thành tư vấn viên bảo hiểm

Con đường để thành tư vấn viên...

Xem chi tiết
ĐÓNG GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM (SỬA ĐỔI)

ĐÓNG GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO LUẬT K...

Xem chi tiết
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của Bên mua bảo hiểm

Nghĩa vụ cung cấp thông tin củ...

Xem chi tiết
Giải quyết tranh chấp thông qua

Giải quyết tranh chấp thông qu...

Xem chi tiết
Giải quyết tranh chấp trong Kinh doanh bảo hiểm

Giải quyết tranh chấp trong Ki...

Xem chi tiết
Hỗ trợ thủ tục chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm (Cắt code đại lý)

Hỗ trợ thủ tục chấm dứt hợp đồ...

Xem chi tiết
Thế mạnh dịch vụ khiếu nại, khởi kiện đòi quyền lợi bảo hiểm tại VICS - CORP

Thế mạnh dịch vụ khiếu nại, kh...

Xem chi tiết
Hướng dẫn ghi thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường

Hướng dẫn ghi thông báo tai nạ...

Xem chi tiết
Dịch vụ thuê Luật sư đòi quyền lợi bảo hiểm - Làm sao để chọn mặt gửi vàng?

Dịch vụ thuê Luật sư đòi quyền...

Xem chi tiết
Lưu ý đặc biệt quan trọng khi thông báo tai nạn bảo hiểm

Lưu ý đặc biệt quan trọng khi...

Xem chi tiết
Dịch vụ cung cấp Luật sư đòi quyền lợi bảo hiểm

Dịch vụ cung cấp Luật sư đòi q...

Xem chi tiết
Đòi quyền lợi bảo hiểm - Khó khăn vì đâu? Giải quyết thế nào?

Đòi quyền lợi bảo hiểm - Khó k...

Xem chi tiết
Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm có động thái từ chối bảo hiểm và cách giải quyết triệt để

Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp...

Xem chi tiết
Tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp

Tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp

Xem chi tiết
Kinh nghiệm quan trọng thuê Luật sư khởi kiện đòi quyền lợi bảo hiểm bạn nên biết

Kinh nghiệm quan trọng thuê Lu...

Xem chi tiết
Tầm quan trọng của dịch vụ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm?

Tầm quan trọng của dịch vụ hỗ...

Xem chi tiết
Sự cần thiết của các Công ty hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm

Sự cần thiết của các Công ty h...

Xem chi tiết
Kinh nghiệm yêu cầu bồi thường bảo hiểm và tư vấn của Luật sư

Kinh nghiệm yêu cầu bồi thường...

Xem chi tiết
0906060784