Nguyên tắc "Thế quyền" trong bảo hiểm tài sản

“Nguyên tắc thế quyền” được áp dụng khi xuất hiện người thứ ba có lỗi và do đó có trách nhiệm đối với thiệt hại của người được bảo hiểm. Theo nguyên tắc này, sau khi trả tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được thay quyền của người được bảo hiểm để thực hiện việc truy đòi trách nhiệm của người thứ ba có lỗi. Nguyên tắc thế quyền hợp pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người được bảo hiểm, chống lại hành vi rũ bỏ trách nhiệm của người thứ ba có lỗi, đồng thời đảm bảo cả nguyên tắc bồi thường.

Ví dụ, một chủ xe ô tô tham gia bảo hiểm cho toàn bộ chiếc xe của mình trị giá 800 triệu đồng. Trong một vụ tai nạn, xe bị hư hỏng giá trị thiệt hại là 100 triệu đồng. Lỗi gây ra tai nạn là 30/70, trong đó chủ xe lỗi 30%, xe ô tô đi ngược chiều là 70%. Lúc này, với thiệt hại 100 triệu đồng của người được bảo hiểm, trách nhiệm của chủ xe ô tô đi ngược chiều là: 70% x 100 triệu = 70 triệu đồng. Sau khi bồi thường 100 triệu đồng theo HĐBH vật chất xe cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được thay quyền của chủ xe truy đòi trách nhiệm 70 triệu từ chủ xe ô tô ngược chiều. Nguyên tắc thế quyền được áp dụng. 

Nguyên tắc thế quyền được quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:

“Điều 54. Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn

1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, trường hợp người thứ ba có trách nhiệm bồi thường do hành vi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm thì thực hiện như sau:

a) Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trả tiền bồi thường, người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp đã bồi thường;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.”

Nếu như “Điều 49. Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn - Luật KDBH 2000” quy định chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn khi Bên thứ ba “Có lỗi” gây thiệt hại, thì “Điều 54. Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn - Luật KDBH 2022” không yêu cầu vấn đề “có lỗi” mà quy định phải chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn khi “trường hợp người thứ ba có trách nhiệm bồi thường do hành vi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm”, để phù hợp với quy định Điều 584 Bộ luật dân sự 2015: 

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” 

Khoản 1 Điều 365 BLDS 2015 quy định: “Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ các trường hợp pháp luật không cho phép”. Quy định này cho thấy, khi có phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong giao dịch dân sự, bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó theo thỏa thuận cho bên thứ ba gọi là bên thế quyền để thực hiện quyền yêu cầu đó, trừ trường hợp bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu như: “Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín”.

Chuyển giao quyền yêu cầu đòi bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản được hình thành dựa trên chế định chuyển giao quyền yêu cầu trong BLDS, từ đó cho phép doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao quyền yêu cầu từ bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ và trở thành người thế quyền có quyền yêu cầu người thứ ba gây ra thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm phải bồi hoàn lại cho mình. 

Trong một số trường hợp, Người được bảo hiểm không thực hiện chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho Doanh nghiệp bảo hiểm vì nhiều lý do như liên quan đến đối tác công việc, tránh va chạm, hoặc lo ngại rằng việc chuyển quyền có thể khiến Bên thứ ba phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc không chuyển quyền này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của DNBH. Tuy nhiên, ngay cả khi quyền được chuyển giao, DNBH đôi khi chỉ thu hồi được một phần thiệt hại, và phần còn lại vẫn phải bồi thường cho NĐBH.

Do đó, pháp luật quy định rằng nếu NĐBH không chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn, DNBH có quyền khấu trừ số tiền bồi thường, tùy thuộc vào mức độ lỗi của NĐBH. Mức độ lỗi này sẽ được xác định thông qua thỏa thuận giữa NĐBH và DNBH, hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp Bên thứ ba có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, DNBH không phải chi trả bảo hiểm khi NĐBH từ chối chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn.

 

Tư vấn liên quan

Mua bảo hiểm tài sản trên giá trị giải quyết như thế nào?

Mua bảo hiểm tài sản trên giá...

Xem chi tiết
Điều khoản loại trừ "khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng của đối tượng bảo hiểm" trong bảo hiểm vận chuyển hàng hóa

Điều khoản loại trừ "khuyết tậ...

Xem chi tiết
Tranh chấp về đối tượng được bảo hiểm “Hàng hóa nguyên liệu” trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Tranh chấp về đối tượng được b...

Xem chi tiết
VỤ VIỆC: LÔ HÀNG SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH BỊ TỔN THẤT DO NHIỆT ĐỘ CONTAINER THAY ĐỔI - DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM TỪ CHỐI VÌ KHÔNG THUỘC PHẠM VI BẢO HIỂM [KỲ 1]

VỤ VIỆC: LÔ HÀNG SẦU RIÊNG ĐÔN...

Xem chi tiết
MỘT SỐ TỪ NGỮ GÂY KHÓ HIỂU, DẪN ĐẾN TRANH CHẤP TRONG BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ RỦI RO ĐẶC BIỆT

MỘT SỐ TỪ NGỮ GÂY KHÓ HIỂU, DẪ...

Xem chi tiết
Điều khoản "Giông, bão, lụt" trong bảo hiểm tài sản: Ưu việt hay Bất cập???

Điều khoản "Giông, bão, lụt" t...

Xem chi tiết
Điều khoản

Điều khoản

Xem chi tiết
Thiệt hại ô tô, tài sản do mưa lũ - có được bồi thường?

Thiệt hại ô tô, tài sản do mưa...

Xem chi tiết
Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư

Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm...

Xem chi tiết
Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm...

Xem chi tiết
Tư vấn khởi kiện đòi quyền lợi bảo hiểm công trình xây dựng

Tư vấn khởi kiện đòi quyền lợi...

Xem chi tiết
Tư vấn khiếu nại quyền lợi bảo hiểm công trình xây dựng

Tư vấn khiếu nại quyền lợi bảo...

Xem chi tiết
0906060784