Bảo hiểm trùng xảy ra khi một tài sản được 02 DNBH cùng cấp đơn bảo hiểm với cùng một điều kiện điều khoản. Trường hợp này có thể diễn ra khi Khách hàng nhầm lẫn hoặc 1 đối tượng bảo hiểm chuyển quyền sở hữu giữa chủ cũ và chủ mới. Bài viết sẽ đề cập đến một số trường hợp thực tế khi xảy ra "Bảo hiểm trùng" hoặc cách thức giải quyết các trường hợp gần giống.
1. Một tài sản giá trị X được cấp đơn bảo hiểm ở DNBH với số tiền bảo hiểm Y, sau đó lại được cấp một đơn bảo hiểm mới cũng chính tài sản đó với cùng điều kiện, điều khoản với số tiền bảo hiểm Z.
Trường hợp này không phải là "Bảo hiểm trùng" và sẽ giải quyết như sau:
- Trước khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra sẽ hủy 1 đơn bảo hiểm và chỉ giữ lại đơn bảo hiểm có số tiền bảo hiểm gần với X nhất. Cũng có thể hủy cả 2 đơn bảo hiểm đã cấp và cấp một đơn bảo hiểm mới với giá trị là X(nếu Y+Z>X thì khách được hoàn phí bảo hiểm, nếu Y+Z
- Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, trong mọi trường hợp số tiền bồi thường của 02 đơn bảo hiểm chỉ tối đa là X, mặc dù Y+Z >X đi nữa thì nguyên tắc trong mọi trường hợp số tiền bồi thường ko được lớn hơn giá trị tổn thất X. Việc hoàn phí bảo hiểm hay ko hoàn phí bảo hiểm khi Y+Z>X sẽ tùy vào từng DNBH và Luật ko quy định.
2. Một công trình của chủ A tham gia bảo hiểm vật chất(mọi rủi ro, cháy nổ,...) tại một DNBH 01 sau đó nhà thầu thi công B lại mua bảo hiểm TNDS cho công trình này tại một DNBH 02.
Trường hợp này không được tính là Bảo hiểm trùng vì đây là 2 đối tượng khác nhau, một đối tượng là tài sản và một đối tượng là trách nhiệm bên thứ ba gây ra. Có thể vật được bảo hiểm là một, nhưng cách thức giải quyết bồi thường giữa tài sản và TNDS là khác nhau. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, đầu tiên DNBH 01 sẽ bồi thường cho A, sau đó nếu B có lỗi thì DNBH 01 được yêu cầu B phải bồi thường thiệt hại do đã gây ra. B sau khi bồi thường thiệt hại sẽ được DNBH 02 trả tiền bồi thường.
3. Đối với Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới khi xảy ra bảo hiểm trùng thì Khách hàng tham gia tại Công ty bảo hiểm nào trước công ty đó phải tiến hành bồi thường cho khách hàng. Công ty bảo hiểm tham gia sau không phải tiến hành bồi thường nhưng phải hoàn phí lại cho khách hàng.
Trích Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2019:
"Điều 44. Hợp đồng bảo hiểm trùng:
1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản."