Trên thực tế, hầu hết sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe máy (tạm gọi là bảo hiểm bắt buộc xe máy) của nhiều hãng bảo hiểm khác nhau đã được hạ giá đồng loạt (thay vì giá gốc là 66.000 đồng đã bao gồm thuế VAT/thẻ/năm). Con số thực tế 4.000 tỷ đồng doanh thu kể trên chỉ là trong mơ!
Từ ngày 15/5 đến hết 14/6 năm nay, lực lượng cảnh sát giao thông trên cả nước có đợt ra quân kiểm tra người điều khiển ô tô, xe máy mà không cần vi phạm lỗi giao thông. Nhờ đó, các dịch vụ rao bán bảo hiểm xe máy, ô tô sốt xình xịch.
Chưa có thống kê chính thức, nhưng trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, đa số công ty bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, chuyên gia bảo hiểm đều thừa nhận, rất hiếm vụ chi trả bảo hiểm xe máy trên thực tế, chủ yếu vẫn là đòi bồi thường bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô.
...
Ông Đỗ Hồng Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn dịch vụ bảo hiểm Việt Nam cho biết, đối với các vụ việc thiệt hại trên 10 triệu đồng, yêu cầu phải có hồ sơ công an (Thông tư 22 quy định doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe phối hợp lấy hồ sơ công an), nhưng doanh nghiệp bảo hiểm toàn đùn đẩy cho chủ xe đi lấy mà không chịu phối hợp, theo kiểu "nếu có thì tôi giải quyết, không thì thôi".
“Các nước phát triển trên thế giới có cách làm rất hay là cơ sở dữ liệu về hồ sơ công an liên thông giữa các bên: Doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan công an, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm, cơ quan khám chữa bệnh (bệnh viện). Như vậy là hồ sơ gần như rõ ràng, mạch lạc và các bên có thể tải về theo con đường chính thống. Không có chuyện phải đi lấy hay sao chụp nhiêu khê", ông Sơn nói và phân tích thêm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là do Nhà nước quy định luật chơi, điều tiết các thành phần tham gia, nhưng trên thực tế người dân chưa được hưởng lợi trọn vẹn, vẫn mang tính chất hành chính, đối phó.
Link bài viết đầy đủ: https://tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem/bao-hiem-xe-may-co-chi-de-doi-pho-327502.html
Nguồn: Báo đầu tư chứng khoán