Hợp đồng bảo hiểm không có người thụ hưởng - Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ?  

 

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 có quy định về người thụ hưởng như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ:
8. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người."
 
Người thụ hưởng có thể xuất hiện ở những giấy tờ sau:
  • Đầu tiên trong Giấy yêu cầu bảo hiểm, Khách hàng sẽ phải điền thông tin phần Thông tin người thụ hưởng hoặc Chỉ định người thụ hưởng.
  • Tiếp theo ở trong Hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm. Một số trường hợp đặc biệt phần này chỉ ghi: "Người thụ hưởng được chỉ định hợp lệ trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hoặc trong Thư xác nhận điều chỉnh/Bổ sung Người thụ hưởng gần nhất".
  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Người được bảo hiểm (Người mua bảo hiểm) có thể sử dụng Thư xác nhận điều chỉnh/Bổ sung Người thụ hưởng để thay thế hoặc bổ sung Người thụ hưởng.

Bài viết này đề cập đến vấn đề Người thụ hưởng không có ở trong các giấy tờ nêu trên, khi Người được bảo hiểm mất đi quyền lợi hoặc Số tiền bảo hiểm sẽ được chi trả như nào, thủ tục ra sao???

Bước 1: Người được bảo hiểm có để lại Di chúc hay không? Nếu có để lại di chúc (Đảm bảo nội dung và hình thức của di chúc) thì sẽ làm theo Di chúc.
 
Bước 2: Nếu không có Di chúc sẽ thực hiện chia theo Pháp luật, những người được thừa hưởng di sản có thể thoả thuận với nhau về vấn đề phân chia di sản như thế nào? Ai là người đại diện được nhận di sản? Các bước thực hiện để nhận di sản?
Những người được thừa hưởng di sản:
"Điều 651 bộ luật dân sự 2005 quy định có 3 hàng thừa kế, bao gồm:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại."
 
Bước 3: Sau khi thoả thuận xong sẽ phải ra Văn phòng công chứng để tiến hành thủ tục Công chứng Văn bản thoả thuận khai nhận di sản để một người hưởng di sản theo Điều 58 hoặc phân chia di sản để nhiều người được chia di sản theo Điều 57 (Luật Công chứng năm 2014):
"Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản."
"Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản
1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản."
 
Bước 4: Văn phòng công chứng sẽ tiến hành Niêm yết công khai Thoả thuận phân chia di sản thừa kế theo Nghị định 29/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Công chứng:
"Điều 18. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản
1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết."
Sau khi hết thời gian niêm yết Công khi thì Văn phòng công chứng sẽ thực hiện việc ghi nhận quyền sở hữu di.
 
Bước 5: Trong trường hợp những người thuộc hàng thừa kế không thoả thuận được với nhau, có tranh chấp thì được quyền Khởi kiện để yêu cầu Toà án phân chia di sản.
 
*** Lưu ý: Các bạn Đại lý khi hướng dẫn Khách hàng điền Người thụ hưởng phải hướng dẫn Khách hàng cung cấp kèm theo Bản ảnh Chứng minh thư, một số trường hợp chỉ ghi tên, ghi số chứng minh thư nhưng không kèm theo bản ảnh nên các giấy tờ đấy không được công nhận, phải làm lại các thủ tục khác rất phức tạp. Mong rằng bài viết có thể giúp được Khách hàng và các Đại lý giải quyết vấn đề khi không xác định được chính xác Người thụ hưởng.

Tư vấn liên quan

Vấn đề: Kê khai hợp đồng của các công ty bảo hiểm khác khi lập hồ sơ yêu cầu bảo hiểm

Vấn đề: Kê khai hợp đồng của c...

Xem chi tiết
Ý nghĩa của kê khai thu nhập khi yêu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ

Ý nghĩa của kê khai thu nhập k...

Xem chi tiết
Diện tích sẹo tại Biên bản giám định y khoa có ảnh hưởng đến kết quả chi trả quyền lợi Bỏng không?

Diện tích sẹo tại Biên bản giá...

Xem chi tiết
Một biên bản giám định y khoa có được sử dụng để nộp cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm được không?

Một biên bản giám định y khoa...

Xem chi tiết
Những điều lưu ý Khách hàng khi đi khám thẩm định sức khoẻ để tham gia bảo hiểm Nhân thọ! Kỳ 3: Những hành động của Khách hàng có thể làm sai lệch kết quả khám thẩm định!

Những điều lưu ý Khách hàng kh...

Xem chi tiết
Những điều lưu ý Khách hàng khi đi khám thẩm định sức khoẻ để tham gia bảo hiểm Nhân thọ! - Kỳ 2

Những điều lưu ý Khách hàng kh...

Xem chi tiết
Những điều lưu ý Khách hàng khi đi khám thẩm định sức khoẻ để tham gia bảo hiểm Nhân thọ! - Kỳ 1

Những điều lưu ý Khách hàng kh...

Xem chi tiết
"Nữ giới tham gia bảo hiểm hãy tham khảo Bảo Việt!"

"Nữ giới tham gia bảo hiểm hãy...

Xem chi tiết
"Con gà đẻ trứng vàng" của Manulife!

"Con gà đẻ trứng vàng" của Man...

Xem chi tiết
"Phú Hưng life với sản phẩm Bệnh hiểm nghèo có mức chi trả tối đa 300% số tiền bảo hiểm cao nhất thị trường"

"Phú Hưng life với sản phẩm Bệ...

Xem chi tiết
Prudential "Luôn luôn lắng nghe - Luôn luôn thấu hiểu"!

Prudential "Luôn luôn lắng ngh...

Xem chi tiết
Chú ngựa trong ngành bảo hiểm nhân thọ "MB Ageas life"!

Chú ngựa trong ngành bảo hiểm...

Xem chi tiết
"VITA - Đầu tư như ý" Duy nhất tại thị trường 4 lựa chọn STBH cùng 1 mức phí!

"VITA - Đầu tư như ý" Duy nhất...

Xem chi tiết
“Những Khách hàng không hút thuốc lá nên lựa chọn AIA”

“Những Khách hàng không hút th...

Xem chi tiết
Thói quen “uống rượu - bia, hút thuốc” trong HSYCBH có cần thiết kê khai?

Thói quen “uống rượu - bia, hú...

Xem chi tiết
Đại lý bảo hiểm có được so sánh Sản phẩm bảo hiểm Nhân thọ, Sức khoẻ trên thị trường?

Đại lý bảo hiểm có được so sán...

Xem chi tiết
Ngón tay cái - Thật ngang trái!

Ngón tay cái - Thật ngang trái...

Xem chi tiết
Khách hàng có phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"?

Khách hàng có phạm tội "Lừa đả...

Xem chi tiết
Những thay đổi thông tin cá nhân ảnh hưởng đến phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Những thay đổi thông tin cá nh...

Xem chi tiết
Manulife nên chỉnh sửa lại điều khoản loại trừ “bệnh viện hoặc cơ sở chữa bệnh y học cổ truyền”?

Manulife nên chỉnh sửa lại điề...

Xem chi tiết
Khách hàng tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm có phải kê khai để đảm bảo quyền lợi?

Khách hàng tham gia nhiều hợp...

Xem chi tiết
Khách hàng hãy kiểm tra tình trạng Bệnh lý của mình tại VssID trong quá trình điền Giấy yêu cầu bảo hiểm!

Khách hàng hãy kiểm tra tình t...

Xem chi tiết
Chống gian lận bảo hiểm sức khỏe - cần nâng cao nhận thức từ Người được bảo hiểm

Chống gian lận bảo hiểm sức kh...

Xem chi tiết
Chống gian lận bảo hiểm sức khỏe - cần nâng cao nhận thức từ NĐBH

Chống gian lận bảo hiểm sức kh...

Xem chi tiết
Từ chối trả tiền/Từ chối bồi thường bảo hiểm được quy định tại đâu, cách hiểu như thế nào?

Từ chối trả tiền/Từ chối bồi t...

Xem chi tiết
Kê khai không chính xác "Nghề nghiệp" - Hậu quả pháp lý!

Kê khai không chính xác "Nghề...

Xem chi tiết
Tham gia bảo hiểm Nhân thọ khi bị Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp.

Tham gia bảo hiểm Nhân thọ khi...

Xem chi tiết
Một số điều "vi diệu" của Bảo hiểm con người!!!

Một số điều "vi diệu" của Bảo...

Xem chi tiết
Danh sách bệnh trong Bảo hiểm nhân thọ

Danh sách bệnh trong Bảo hiểm...

Xem chi tiết
Tham gia Bảo hiểm nhân thọ - Thật đơn giản!

Tham gia Bảo hiểm nhân thọ - T...

Xem chi tiết
Hỗ trợ giải quyết bồi thường Bảo hiểm nhân thọ/ Bảo hiểm sức khỏe

Hỗ trợ giải quyết bồi thường B...

Xem chi tiết
0906060784