Con đường để trở thành tư vấn viên bảo hiểm đúng nghĩa
Điều kiện để được làm "Tư vấn viên bảo hiểm"
Căn cứ tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2019 quy định điều kiện để được làm "Tư vấn viên bảo hiểm" như sau:
Điều 93b. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.
Hiện nay các văn bản đào tạo, hướng dẫn của DNBH cũng như trên các diễn đàn, làm việc với Khách hàng, trao đổi nội bộ các bạn Đại lý bảo hiểm với nhau đều sử dụng từ "Tư vấn viên bảo hiểm" để làm danh xưng cho mình. Đó là việc làm nhầm lẫn hoặc cố tình trục lợi danh tiếng từ một khái niệm công việc có tính chất chuyên môn cao. Từ "tư vấn" đã thể hiện là nơi cung cấp thông tin trung thực, khách quan toàn diện và đảm bảo quyền lợi cao nhất của Khác hàng, vì Khách hàng là người trả chi phí tư vấn. Còn các bạn "Đại lý bảo hiểm" là đại diện của DNBH, nơi cung cấp sản phẩm vì vậy đại lý phải chịu những quy định gò bó của Hợp đồng đại lý bảo hiểm, Quy định của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
Lựa chọn chứng chỉ bảo hiểm phù hợp
Tư vấn viên bảo hiểm chỉ là 1 trong các loại chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm.
Trong tư vấn còn có: Tư vấn nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe.
Trong Phi nhân thọ còn chia ra: Hàng không, Hàng Hải, Nghiệp vụ còn lại.
Vì vậy cần phải lựa chọn chính xác đối tượng mình cần học để nghiên cứu.
Thi chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm
Có 2 hình thức là Học tại cơ sở đào tạo hoặc tự học tại nhà. Cơ sở đào tạo hiện nay tại Việt Nam là IRT và một số trung tâm đào tạo tại trường đại học như Kinh tế quốc dân...
Chương trình thi: Số lượng câu hỏi liên quan đến kiến thức chung là 40%, số lượng câu hỏi kiến thức chuyên môn là 60%. Định nghĩa kiến thức chung và kiến thức chuyên môn theo điều 4 của Thông tư 65/TT-BTC/2019.
Thủ tục thi: Phải đăng ký về Bộ tài chính trước 10 ngày khi có kỳ thi. Nếu bạn học tại Trung tâm thì trung tâm sẽ đăng ký cho bạn.
Để được nhận chứng chỉ, bạn phải vượt qua bài thi khi trả lời đúng trên 70% số câu hỏi của đề thi. Sau khi thi đỗ IRT sẽ cấp chứng chỉ nếu bạn là thí sinh tự do, Cơ sở đào tạo sẽ cấp chứng chỉ nếu bạn là học viên của cơ sở đào tạo.
Trong tư vấn còn có: Tư vấn nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe.
Trong Phi nhân thọ còn chia ra: Hàng không, Hàng Hải, Nghiệp vụ còn lại.
Vì vậy cần phải lựa chọn chính xác đối tượng mình cần học để nghiên cứu.
Thi chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm
Có 2 hình thức là Học tại cơ sở đào tạo hoặc tự học tại nhà. Cơ sở đào tạo hiện nay tại Việt Nam là IRT và một số trung tâm đào tạo tại trường đại học như Kinh tế quốc dân...
Chương trình thi: Số lượng câu hỏi liên quan đến kiến thức chung là 40%, số lượng câu hỏi kiến thức chuyên môn là 60%. Định nghĩa kiến thức chung và kiến thức chuyên môn theo điều 4 của Thông tư 65/TT-BTC/2019.
Thủ tục thi: Phải đăng ký về Bộ tài chính trước 10 ngày khi có kỳ thi. Nếu bạn học tại Trung tâm thì trung tâm sẽ đăng ký cho bạn.
Để được nhận chứng chỉ, bạn phải vượt qua bài thi khi trả lời đúng trên 70% số câu hỏi của đề thi. Sau khi thi đỗ IRT sẽ cấp chứng chỉ nếu bạn là thí sinh tự do, Cơ sở đào tạo sẽ cấp chứng chỉ nếu bạn là học viên của cơ sở đào tạo.
-----
Có thể thấy hành trình trở thành tư vấn viên là vô cùng phức tạp và khó khăn. Tư vấn viên bảo hiểm không chỉ cần có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cao về bảo hiểm. Mà còn phải đáp ứng điều kiện cần về bằng cấp, chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài Chính ban hành.
#sosanhbaohiem #vbaohiem #baohiemnhantho #tuvanbaohiem #danhgiabaohiem #luachonbaohiem #ketnoituvanvienbaohiem #sosanhbaohiemsuckhoe #sosanhbaohiemnhantho #sosanhbaohiemphinhantho #trucloibaohiem