MỘT SỐ TỪ NGỮ GÂY KHÓ HIỂU, DẪN ĐẾN TRANH CHẤP TRONG BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ RỦI RO ĐẶC BIỆT

1. “Lụt” và “Ngập úng cục bộ”
“Hà Nội có khả năng ngập lụt cục bộ sau hoàn lưu của cơn bão số 3” - Trích nguyên văn một bài báo. Vấn đề đặt ra ở đây là cụm từ “ngập lụt cục bộ” đã sử dụng chính xác hay chưa? “Ngập” với “lụt” liệu có phải là một?
Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn thì:
“Lụt: là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ gây ra (Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần). Lụt có thể do lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông, đê hoặc làm vỡ các công trình ngăn lũ vào các vùng trũng; có thể do nước biển dâng khi gió bão làm tràn ngập nước vùng ven biển.
Ngập úng: là hiện tượng ngập do nước mưa gây ra. Ngập úng thường xuất hiện do mưa lớn ở các vùng đồng bằng trũng, thấp (tỉnh Hà Nam, tỉnh Thái Bình,…), hoặc ở các đô thị do mưa lớn, hệ thống thoát nước kém.”
Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt của hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ quy định về rủi ro “Lụt”. Tuy nhiên, “ngập úng cục bộ” lại là hiện tượng xảy ra thường xuyên, là nguyên nhân gây ra nhiều tổn thất lớn về tài sản nhưng lại không thuộc phạm vi bảo hiểm; các doanh nghiệp bảo hiểm cũng thường lấy đây làm lý do để từ chối bồi thường. Thực tế, chính người mua bảo hiểm cũng không hiểu rõ hoặc nhầm lẫn giữa “lụt” và “ngập úng cục bộ”, DNBH dù biết địa điểm của khách hàng không bao giờ xảy ra hiện tượng “lụt” nhưng vẫn tính vào phí bảo hiểm.
Các DNBH nên chăng bổ sung thêm rủi ro “Ngập úng cục bộ” trong quy tắc bảo hiểm hoặc “bán” thêm điều khoản bổ sung “Ngập úng cục bộ” cho khách hàng?
 
2. Thế nào là “Lỗ hổng cấu trúc”?
Liên quan đến thuật ngữ “Lỗ hổng cấu trúc”, vụ tranh chấp giữa Công ty T và Bảo hiểm Bảo Minh (Bảo Minh) là một ví dụ điển hình. Trong Quy tắc Bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt của Bảo Minh, điều khoản rủi ro “Giông, bão, lụt” có một điểm loại trừ: “Loại trừ thiệt hại… (iv) Do mưa, ngoại trừ nước mưa tràn vào nhà qua các lỗ hổng của cấu trúc do tác động trực tiếp của giông, bão”.
“Lỗ hổng cấu trúc” đặt trong ngữ cảnh này có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau:
(i) Là các “khe hở” có sẵn trong cấu trúc của tòa nhà như cửa sổ, cống thoát nước…
(ii) Là “lỗ hổng” phát sinh trong quá trình sử dụng công trình hoặc tạo ra do tác động trực tiếp của giông, bão (ví dụ: tốc mái, sụt tường…)
Bảo Minh đưa ra lý giải về điều khoản loại trừ trên như sau: “Chỉ khi nước mưa tràn vào nhà qua các lỗ hổng của cấu trúc mà các lỗ hổng này được tạo thành bởi tác động trực tiếp của giông, bão (giông, bão làm sụt tường, tốc mái…) làm thiệt hại tới hàng hóa của Công ty T thì mới thuộc trường hợp được bảo hiểm”.
Tuy nhiên, điều khoản này khi thể hiện trong Quy tắc lại không giống như cách Bảo Minh giải thích, gây nhầm lẫn cho người đọc. Theo phân tích của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), bản dịch tiếng Việt về điều khoản trên của Bảo Minh chưa chuyển tải được đầy đủ ý nghĩa của bản tiếng Anh, cần phải được làm rõ hơn nếu muốn loại trừ khả năng được hiểu theo nhiều nghĩa. Ví dụ, cần được diễn đạt là: “do nước mưa, ngoại trừ nước mưa xâm nhập vào trong tòa nhà qua các lỗ hổng trong cấu trúc tòa nhà ĐƯỢC TẠO THÀNH bởi sức mạnh trực tiếp của giông, bão”. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì được giải thích theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm. Và trong vụ việc trên, “lỗ hổng cấu trúc” được hiểu là những khe hở có sẵn ngay từ khi thiết kế nhà kho như cống thoát nước.
Mặc dù đã có “án lệ” về “lỗ hổng cấu trúc”, một số doanh nghiệp bảo hiểm vẫn “duy trì” điều khoản loại trừ có nội dung không rõ ràng, gây nhiều tranh cãi này. Cụ thể:
- Quy tắc Bảo hiểm PJICO
“Loại trừ... (d) Thiệt hại do nước hoặc mưa, ngoại trừ nước và mưa tràn vào các công trình thông qua các cửa và các ô trống khác do tác động trực tiếp của giông, bão”.
- Quy tắc Bảo hiểm Phú Hưng
“Loại trừ…(iv) do mưa ngoại trừ nước mưa tràn vào nhà qua các lỗ hổng của cấu trúc do tác động trực tiếp của giông bão”.
 
3. “Tài sản di động” được hiểu như thế nào?
Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt bản tiếng Anh sử dụng thuật ngữ: “Movable property”. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm dịch ra tiếng Việt là “Tài sản di động” – một thuật ngữ không có trong từ điển tiếng Việt cũng như quy định pháp luật bởi pháp luật Việt Nam chỉ quy định tài sản gồm: “bất động sản” và “động sản”. Trong đó, “bất động sản” bao gồm đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng. Còn “động sản” là những tài sản không phải “bất động sản”.
Trên thực tế, một số DNBH đã dùng “tài sản di động” để từ chối bồi thường bảo hiểm. Ví dụ như vụ việc “gỗ” đã được gọi với cái tên “tài sản di động” và bị DNBH từ chối bồi thường vì thuộc điều khoản loại trừ: “tài sản di động được để ở ngoài trời”.
 
TÓM LẠI: Doanh nghiệp bảo hiểm nên xem xét và cân nhắc việc sử dụng các cụm từ: “lụt” hay “ngập úng cục bộ”, “lỗ hổng cấu trúc”, “tài sản di động” để tránh gây khó hiểu, nhầm lẫn cho khách hàng và hạn chế tối đa tranh chấp khi giải quyết bồi thường.
Hiện nay, Hiệp hội bảo hiểm đang trong quá trình hoàn thiện “Bộ từ điển bảo hiểm”. Mong rằng những “thuật ngữ” trên sẽ được giải thích chi tiết, cụ thể trong từ điển và được phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp thành viên và khách hàng.
 
Bài viết chỉ dựa trên quan điểm cá nhân, rất mong nhận được góp ý để hoàn thiện hơn!!!

Tư vấn liên quan

Nguyên tắc "Thế quyền" trong bảo hiểm tài sản

Nguyên tắc "Thế quyền" trong b...

Xem chi tiết
Mua bảo hiểm tài sản trên giá trị giải quyết như thế nào?

Mua bảo hiểm tài sản trên giá...

Xem chi tiết
Điều khoản loại trừ "khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng của đối tượng bảo hiểm" trong bảo hiểm vận chuyển hàng hóa

Điều khoản loại trừ "khuyết tậ...

Xem chi tiết
Tranh chấp về đối tượng được bảo hiểm “Hàng hóa nguyên liệu” trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Tranh chấp về đối tượng được b...

Xem chi tiết
VỤ VIỆC: LÔ HÀNG SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH BỊ TỔN THẤT DO NHIỆT ĐỘ CONTAINER THAY ĐỔI - DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM TỪ CHỐI VÌ KHÔNG THUỘC PHẠM VI BẢO HIỂM [KỲ 1]

VỤ VIỆC: LÔ HÀNG SẦU RIÊNG ĐÔN...

Xem chi tiết
Điều khoản "Giông, bão, lụt" trong bảo hiểm tài sản: Ưu việt hay Bất cập???

Điều khoản "Giông, bão, lụt" t...

Xem chi tiết
Điều khoản

Điều khoản

Xem chi tiết
Thiệt hại ô tô, tài sản do mưa lũ - có được bồi thường?

Thiệt hại ô tô, tài sản do mưa...

Xem chi tiết
Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư

Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm...

Xem chi tiết
Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm...

Xem chi tiết
Tư vấn khởi kiện đòi quyền lợi bảo hiểm công trình xây dựng

Tư vấn khởi kiện đòi quyền lợi...

Xem chi tiết
Tư vấn khiếu nại quyền lợi bảo hiểm công trình xây dựng

Tư vấn khiếu nại quyền lợi bảo...

Xem chi tiết
0906060784