Thiệt hại ô tô, tài sản do mưa lũ - có được bồi thường?
Mới đây, tại tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra trận lụt lịch sử gây ra những tổn thất lớn về người và tài sản (nhà cửa, công trình, phương tiện giao thông v..v). Nước ngập dâng cao kín bánh xe ô tô, tràn vào nhà nhiều hộ dân trong khu vực và xe ô tô để trên vỉa hè của nhiều tuyến phố đã bị ngập lụt bánh. Việc yêu cầu các công ty bảo hiểm chi trả bồi thường (đòi quyền lợi bảo hiểm) để đảm bảo quyền lợi là cần thiết để khắc phục hậu quả do mưa lũ, ổn định đời sống và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng đầy đủ kỹ năng và kiến thức để chuẩn bị đầy đủ các thủ tục đòi bồi thường bảo hiểm, cá biệt một số trường hợp còn bị từ chối hoặc chế tài chỉ chi trả một phần số tiền bồi thường do các lỗi chủ quan (thông báo chậm, hồ sơ không đầy đủ v..v).
Mưa lớn đã khiến 3 người chết, 1 người bị thương, 1 nhà dân bị sập, 1 nhà bị tốc mái, 2 nhà bị hư hỏng, nhiều nhà bị ngập úng và cô lập, 1.137 hộ gia đình bị ngập trong nước. Đã có khoảng 928 ha lúa và 10,5ha ngô bị ngập. Mưa lớn đã làm chết 4 con bò, 14.000 con gà, 8,34ha ao cá bị ngập, 1 khu chợ bị ngập, 3 xe máy bị cuốn trôi và 43 ô tô bị hư hỏng, nhiều tuyến đường giao thông bị ngập úng, sạt lở gây chia cắt. Trận mưa này đã gây ra không ít những hậu quả thiệt hại về người vô cùng đau lòng, mà còn gây ra nhiều tổn thất về mặt tài sản đối với người dân tỉnh Thái Nguyên.
Đối với các doanh nghiệp, cá nhân đã mua bảo hiểm, việc yêu cầu các công ty bảo hiểm chi trả bồi thường (đòi quyền lợi bảo hiểm) để đảm bảo quyền lợi là việc cần thiết để khắc phục hậu quả do mưa lũ, ổn định đời sống và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng đầy đủ kỹ năng và kiến thức để chuẩn bị đầy đủ các thủ tục để được bồi thường, cá biệt một số trường hợp còn bị từ chối hoặc chỉ chi trả một phần số tiền bồi thường do các lỗi chủ quan (thông báo chậm, hồ sơ không đầy đủ v..v). Dưới đây, Các chuyên gia về bồi thường bảo hiểm của Công ty tư vấn dịch vụ bảo hiểm Việt Nam (Vics-corp) - Công ty đòi quyền lợi bảo hiểm sẽ giúp các độc giả được trang bị đầy đủ các kiến thức để đòi quyền lợi bảo hiểm chính đáng mà mình được nhận:
Căn cứ vào phạm vi bảo hiểm trong quy tắc bảo hiểm của các DNBH, chủ xe trong trường hợp gặp những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sạt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần. Đây là trường hợp ngập lụt do mưa lớn gây ra. Vì vậy, dân cư nơi đây tham gia bảo hiểm tài sản hay bảo hiểm xe cơ giới hoàn toàn có quyền lợi được yêu cầu bồi thường để giảm bớt gánh nặng rủi ro cho bản thân và gia đình. Sau đây là các bước quy trình yêu cầu bồi thường đối với hai loại bảo hiểm trên:
1. Khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe cơ giới (đòi quyền lợi bảo hiểm xe cơ giới)
Trước khi thực hiện các thủ tục về hồ sơ, các bạn cần nắm rõ về quy trình giám định và đòi bồi thường bảo hiểm xe ô tô để thực hiện đúng nhất.
1.1. Quy trình giám định và yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe ô tô
Bước 1: Thông báo tai nạn khi xảy ra sự cố tới công ty bảo hiểm trong thời gian sớm nhất.
Đây là bước bắt buộc và việc thông báo phải thực hiện bằng văn bản.
Bước 2: Xử lý tai nạn ban đầu
Còn tùy thuộc vào mức độ tổn thất vật chất xe và sự cố xảy ra có lỗi của bên thứ 3 tham gia hay không để xem xét có cần phải xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc chính quyền tại nơi xảy ra tai nạn hay không.
Bước 3: Tiến hành giám định
Tiến hành giám định cùng các bên liên quan. Kết quả giám định được ghi lại với chữ ký của giám định viên quyết định việc sửa chữa hay thay thế tổn thất.
Bước 4: Xử lý bồi thường bảo hiểm xe ô tô
Công ty bảo hiểm sẽ bảo lãnh thanh toán tại nơi sửa chữa trong trường hợp có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ. Chủ xe chỉ cần ký biên bản nghiệm thu, ký hợp đồng và nhận xe.
1.2. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe ô tô
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm vật chất xe ô tô sẽ do công ty bảo hiểm phối hợp với chủ xe, người bị thiệt hại, cảnh sát giao thông và các bên liên quan. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm ô tô bao gồm:
- Giấy tờ liên quan đến xe (bản sao có xác nhận của công ty bảo hiểm)
- Giấy đăng ký xe
- Giấy phép lái xe
- Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của chủ xe
- Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Giấy tờ chứng minh thiệt hại về người (bản sao của bệnh viện/cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của công ty bảo hiểm)
- Giấy chứng nhận thương tích
- Giấy chứng nhận phẫu thuật
- Hồ sơ bệnh án
- Giấy ra viện
- Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong)
- Giấy tờ chứng minh thiệt hại về tài sản (bản gốc)
- Hóa đơn/chứng từ về việc sửa chữa hoặc thay mới phần bị thiệt hại do chủ xe thực hiện tại các xưởng sửa chữa được sự đồng ý/chỉ định của công ty bảo hiểm
- Giấy tờ chứng minh chi phí mà chủ xe đã chi ra theo sự hướng dẫn của công ty bảo hiểm
- Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về sự cố (bản sao)
- Biên bản khám nghiệm hiện trường
- Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có)
- Biên bản khám nghiệm phương tiện có liên quan
- Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu;
- Các tài liệu khác có liên quan đến sự cố
2. Khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản (đòi quyền lợi bảo hiểm tài sản):
2.1. Quy trình giám định và yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản
Quy trình giám định và yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản gồm 4 bước tương tự như bảo hiểm xe ô tô.
2.2. Chứng từ yêu cầu bồi thường:
Một bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường thường bao gồm những chứng từ sau:
- Thông báo tổn thất bằng văn bản
- Danh sách tài sản được bảo hiểm
- Thư yêu cầu bồi thường theo mẫu của công ty bảo hiểm
- Chứng từ của tài sản được bảo hiểm kể cả giấy chứng nhận/ hợp đồng bảo hiểm:
- Đối với máy móc/ thiết bị: thông số kỹ thuật, giấy bảo hành, sách hướng dẫn vận hành, sổ theo dõi vận hành, catalogue, bản thiết kế, hoá đơn mua hàng, …
- Đối với nhà xưởng: bản vẽ, thiết kế công trình, …
- Đối với tài sản bên trong: Bản vẽ thông số kỹ thuật, hoá đơn mua hàng, báo cáo kiểm kê trước và sau sự cố, …
- Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu: Vận đơn, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, biên bản giao nhận, chứng từ hàng hải…
- Chứng từ giải trình số tiền khiếu nại: báo giá, hoá đơn, đơn đặt hàng,lệnh sản xuất, phiếu yêu cầu và phiếu xuất phụ tùng, biên bản hủy phụ tùng,…
- Biên bản giám định
- Và một số chứng từ khác nếu cần thiết.
3. Việc thông báo tổn thất trong những ngày nghỉ hoặc những ngày cuối tuần:
Trong trường hợp khẩn cấp, khi có tai nạn xảy ra vào những ngày nghỉ, NĐBH vẫn có thể liên hệ với các cán bộ bồi thường của DNBH.
Trên đây là toàn bộ quy trình giám định và đòi quyền lợi bảo hiểm tài sản và bảo hiểm xe ô tô mà độc giả cần biết để bảo vệ quyền lợi cũng như giảm thiểu rủi ro cho chính mình. Tuy nhiên, NĐBH thường xuyên vấp phải khó khăn và mất rất nhiều thời gian để có thể thu thập đầy đủ hồ sơ, chứng từ yêu cầu bồi thường. Thậm chí, họ có thể sẽ chẳng được bồi thường vì các lý do từ chối bồi thường từ DNBH đưa ra.
Để không lãng phí thời gian và đảm bảo nhận được quyền lợi bồi thường cao nhất từ phía Doanh nghiệp bảo hiểm, hiện nay có khá nhiều khách hàng tìm đến dịch vụ đòi quyền lợi bảo hiểm (dịch vụ phụ trợ bảo hiểm), các công ty đòi quyền lợi bảo hiểm với thủ tục nhanh chóng và đơn giản. Những nhân viên tại các công ty dịch vụ này sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đầy đủ và hỗ trợ bạn tối đa trong việc đòi bồi thường bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm tài sản. Nhờ đó, bạn sẽ nhận được mức bồi thường tương xứng và hợp lý nhất đồng thời tránh được việc chế tài, từ chối bồi thường ngoài do một số sai sót ngoài ý muốn của Quý Khách hàng.
Dịch vụ yêu cầu bồi thường bảo hiểm (dịch vụ phụ trợ bảo hiểm) xe ô tô, bảo hiểm tài sản tại VICS – CORP đang là sự lựa chọn của nhiều khách hàng với nhiều dịch vụ tuyệt vời:
- Tư vấn giải quyết vụ việc qua tổng đài miễn phí tư vấn: 1900.9889.65/090.6060.784 (24/7) ngay từ thời điểm phát sinh sự cố.
- Cử cán bộ đến trực tiếp hiện trường để ghi nhận hiện trường, đàm phán với bên thứ ba, đưa xe về Gara sửa chữa (đối với BH xe ô tô) nếu Khách hàng có yêu cầu.
- Hoàn thiện hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, duyệt giá sửa chữa (Ý kiến về vấn đề sửa chữa hay thay thế của các hạng mục hư hỏng).
- Đại diện Khách hàng làm việc với Công ty bảo hiểm, Cơ quan Công an, bên thứ ba (nếu có), để đảm bảo quyền lợi của Khách hàng.
- Làm việc với Công ty bảo hiểm khi Khách hàng bị Chế tài hay từ chối bồi thường bảo hiểm.
- Thực hiện các thủ tục tại Tòa án để đảm bảo quyền lợi của Khách hàng.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền lợi bồi thường, Quý khách hàng có thể tìm đến các chuyên gia và luật sư bảo hiểm của Vics-corp để có sự hỗ trợ tốt nhất. Luật sư của VICS - CORP là những người ưu tú trong lĩnh vực Luật bảo hiểm. Họ đều có kinh nghiệm hành nghề lâu năm. Khác với các Luật sư hoạt động độc lập, đội ngũ Luật sư của VICS - CORP nhận được sự hỗ trợ của những chuyên gia từng làm việc trong Công ty giám định hỗ trợ trong việc xác định thiệt hại, ghi nhận hiện trường, phân tích nguy cơ; những nhân sự từng làm việc tại Công ty Bảo hiểm có thể hỗ trợ Luật sư trong quá trình phân tích Hợp đồng bảo hiểm, xem xét chính sách bảo hiểm để tìm ra những điểm có lợi, giúp Khách hàng thực hiện quy trình với hiệu quả cao nhất.
Bài viết trên VICS-CORP mong muốn giúp các bạn hiểu hơn về quy trình cùng những giấy tờ cần thiết khi đòi quyền lợi bảo hiểm xe ô tô và bảo hiểm tài sản. Hy vọng chia sẻ trên sẽ đảm bảo cho bạn lợi ích tốt nhất khi bạn muốn yêu cầu bồi thường.