Các câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ của DNBH với khách hàng tham gia BH?

– Đây là trách nhiệm quan trọng của DNBH, thể hiện tính chính xác trung thực đầy đủ lời cam kết của mình. Điều 19 khoản 1 và khoản 3 Luật KDBH quy định: “Khi giao kết hợp đồng BH, doanh nghiệp BH có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng BH, giải thích các điều kiện, điều khoản BH cho bên mua BH; DNBH chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó.” “...Trong trường hợp doanh nghiệp BH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng BH thì bên mua BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH; doanh nghiệp BH phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua BH do việc cung cấp thông tin sai sự thật.” Khi giao kết BH, doanh nghiệp BH đưa ra lời cam kết về điều kiện và phương thức bồi thường nên mọi thông tin đưa ra để cam kết phải là trung thực, rõ ràng. Đó là cơ sở để người tham gia BH lựa chọn có chấp nhận mua BH hay không."

Nghĩa vụ của người mua BH?

– Người mua BH có các nghĩa vụ quy định trong HĐBH, nếu HĐBH không quy định thì xét xử theo Luật KDBH. Điều 18 khoản 2, Luật KDBH quy định các nghĩa vụ cơ bản của người mua BH như sau: “a) Đóng phí BH đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng BH; b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng BH theo yêu cầu của doanh nghiệp BH; c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp BH trong quá trình thực hiện hợp đồng BH theo yêu cầu của doanh nghiệp BH; d) Thông báo cho doanh nghiệp BH về việc xảy ra sự kiện BH theo thoả thuận trong hợp đồng BH; đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền lợi của người mua BH?

– 1. Người mua BH có các quyền quy định trong HĐBH. Nếu HĐBH không quy định thì xét xử theo Luật KDBH. Điều 18 khoản 1, Luật KDBH quy định một số quyền của người mua BH như sau: “a) Lựa chọn doanh nghiệp BH hoạt động tại Việt Nam để mua BH; b) Yêu cầu doanh nghiệp BH giải thích các điều kiện, điều khoản BH; cấp giấy chứng nhận BH hoặc đơn BH; c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH theo quy định là: – Trong trường hợp doanh nghiệp BH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng BH thì bên mua BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH; doanh nghiệp BH phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua BH do việc cung cấp thông tin sai sự thật.(Khoản 3 điều 19) 2. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí BH, dẫn đến giảm các rủi ro được BH thì bên mua BH có quyền yêu cầu doanh nghiệp BH giảm phí BH cho thời gian còn lại của hợp đồng BH. Trong trường hợp doanh nghiệp BH không chấp nhận giảm phí BH thì bên mua BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp BH.(Khoản 1 điều 20) d) Yêu cầu doanh nghiệp BH trả tiền BH cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được BH theo thoả thuận trong hợp đồng BH khi xảy ra sự kiện BH; đ) Chuyển nhượng hợp đồng BH theo thoả thuận trong hợp đồng BH hoặc theo quy định của pháp luật; e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Nghĩa vụ của DNBH khi thực hiện hợp đồng BH?

– Nghĩa vụ của DNBH được quy định cụ thể trong HĐBH. Nếu HĐBH không quy định cụ thể và đầy đủ, nghĩa vụ của DNBH được thực hiện theo Luật KDBH. Điều 17 khoản 2 Luật KDHB quy định: “a) Giải thích cho bên mua BH về các điều kiện, điều khoản BH; quyền, nghĩa vụ của bên mua BH; b) Cấp cho bên mua BH giấy chứng nhận BH, đơn BH ngay sau khi giao kết hợp đồng BH; c) Trả tiền BH kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được BH khi xảy ra sự kiện BH; d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền BH hoặc từ chối bồi thường; đ) Phối hợp với bên mua BH để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm BH khi xảy ra sự kiện BH; e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” Những nghĩa vụ trên của doanh nghiệp BH cũng tương ứng với quyền của khách hàng mua BH sẽ được trình bày sau này (tại câu hỏi 42).

Quyền của DNBH khi thực hiện hợp đồng BH?

– Quyền của DNBH được quy định cụ thể trong HĐBH. Nếu HĐBH không quy định cụ thể và đầy đủ thì quyền của DNBH được thực hiện theo Luật KDBH. Điều 17 khoản 1 Luật KDBH quy định: Doanh nghiệp BH có quyền: a) Thu phí BH theo thoả thuận trong hợp đồng BH; b) Yêu cầu bên mua BH cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng BH; c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH theo quy định: Doanh nghiệp BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH và thu phí BH đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng BH khi bên mua BH có một trong những hành vi sau đây (khoản 2 điều 19): + Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng BH để được trả tiền BH hoặc được bồi thường; + Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp BH theo quy định. Thông báo trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp BH. – Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí BH, dẫn đến tăng các rủi ro được BH thì doanh nghiệp BH có quyền tính lại phí BH cho thời gian còn lại của hợp đồng BH. Trong trường hợp bên mua BH không chấp nhận tăng phí BH thì doanh nghiệp BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua BH. – Trong trường hợp phí BH được đóng nhiều lần và bên mua BH đã đóng một hoặc một số lần phí BH nhưng không thể đóng được các khoản phí BH tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua BH không có quyền đòi lại khoản phí BH đã đóng nếu thời gian đã đóng phí BH dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. – Trong trường hợp người được BH không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng BH thì doanh nghiệp BH có quyền ấn định một thời hạn để người được BH thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp BH có quyền tăng phí BH hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH. d) Từ chối trả tiền BH cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được BH trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm BH hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm BH theo thoả thuận trong hợp đồng BH; đ) Yêu cầu bên mua BH áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền BH mà doanh nghiệp BH đã bồi thường cho người được BH do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự; g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. "

Người có nhu cầu BH có được mua BH của doanh nghiệp BH không hoạt động tại Việt Nam hay không?

– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu BH chỉ được tham gia BH tại doanh nghiệp BH hoạt động ở Việt Nam

Phạm vi điều chỉnh Luật Kinh doanh BH? Khách hàng của công ty BH có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh BH không?

– – Luật Kinh doanh BH có phạm vi điều chỉnh bao gồm các tổ chức và hoạt động kinh doanh BH (DNBH, DN Môi giới BH, đại lý BH) và các tổ chức cá nhân tham gia BH nhằm đảm bảo quyền nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng của các đối tượng trên (Điều 1. Luật Kinh doanh BH quy định). – Người tham gia BH (Khách hàng) là một trong các đối tượng được điều chỉnh của Luật KDBH.

0906060784