Các câu hỏi thường gặp

Khái quát về BH xe cơ giới

– "1. Khái niệm - Xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông. - BH xe cơ giới là cụm từ được sử dụng để gọi chung các gói BH dành cho các loại xe trên.(Khoản 3 Điều 3 NĐ 103/2008/NĐ-CP BH bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới ngày 16/9/2008.) 2. Đối tượng BH - Bản thân chiếc xe. - TNDS đối với thiệt hại về người và tài sản của người thứ ba và hành khách trên xe; TNDS đối với hàng hoá vận chuyển trên xe. - Lái, phụ xe và người ngồi trên xe. 3. Người được BH - Chủ xe/chủ sở hữu chiếc xe - Người được chủ xe cho phép chiếm hữu, sử dụng - Ngân hàng cho vay, Công ty cho thuê tài chính,.. 4. Giá trị BH - Là giá thị trường của tài sản được BH tại thời điểm xác định giá trị (Khi giao kết hợp đồng; Khi xảy ra sự kiện BH) 5. Số tiền BH/ Mức trách nhiệm BH - Số tiền BH là số tiền mà bên mua BH yêu cầu BH cho tài sản đó (điều 41 Luật Kinh doanh BH). - Mức trách nhiệm BH là số tiền tối đa mà DNBH phải trả cho Người được BH trong một sự kiện BH hoặc trong cả thời gian BH theo thoả thuận trọng HĐBH.(điều 41 Luật Kinh doanh BH). 6. Mức khấu trừ - Là khoản tiền Người được BH phải tự gánh chịu khi xảy ra sự kiện BH. Bao gồm mức miễn thường có khấu trừ và mức miễn thường không khấu trừ - Áp dụng đối với BH vật chất xe và BH TNDS của chủ xe đối với hàng hoá trên xe. 7. Chủ xe cơ giới Là tổ chức, cá nhân là chủ sử hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới.(Khoản 2 Điều 3 NĐ 103/2008/NĐ-CP BH bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới ngày 16/9/2008.) 8. Bên thứ ba; Hành khách - Bên thứ ba là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ: Lái, phụ xe; hành khách trên chính chiếc xe đó; chủ xe trừ trường hợp đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó. - Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền. (Khoản 5 Điều 3 NĐ 103/2008/NĐ-CP BH bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới ngày 16/9/2008.)"

Khi nào tôi được sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà?

– Khi có chỉ định của bác sĩ và điều này cần thiết về mặt y khoa, được thực hiện trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện. Quyền lợi này không áp dụng cho trường hợp xuất viện sau sinh.

Tôi khám sức khỏe định kỳ, qua các xét nghiệm phát hiện tôi có bệnh. Vậy có được thanh toán chi phí khám định kỳ và chi phí điều trị bệnh không?

– DNBH sẽ xem xét thanh toán chi phí điều trị bệnh, nhưng không chi trả cho chi phí khám sức khỏe định kỳ vì thuộc điều khoản loại trừ. Trường hợp kết quả xét nghiệm bất thường, cần phải chữa bệnh tại cơ sở y tế thì sẽ được thanh toán chi phí điều trị.

Tôi cảm thấy sức khỏe bất thường nên đi khám và làm một số xét nghiệm. Kết quả khám bình thường, vậy có được thanh toán không?

– Bạn sẽ được chi trả quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp điều trị bệnh hoặc thương tích. Kết quả chẩn đoán, toa thuốc và thuốc điều trị được bác sĩ kê là một trong những cơ sở để xem xét chi trả. Nếu kết quả khám và xét nghiệm bình thường, sẽ không được thanh toán vì không thuộc phạm vi bảo hiểm.

Tôi chơi bóng đá với đồng nghiệp, bị gãy chân, phải nằm viện điều trị. Liệu có được thanh toán quyền lợi điều trị nội trú không?

– Nếu bạn tham gia thể thao với tính chất giải trí, không phải tham gia các giải đấu chuyên nghiệp, thì vẫn được xem xét thanh toán. Bạn cần gửi hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm để có phản hồi cụ thể.

Liệu có thể đòi bồi thường kết hợp với bảo hiểm y tế hay đơn bảo hiểm sức khoẻ khác không ?

– Hoàn toàn kết hợp được. Đối với các quyền lợi tử vong bạn có thể đòi theo các đơn khác nhau. Đối với quyền lợi khám chữa bệnh luôn đảm bảo chi phí đó chỉ được thanh toán 1 lần theo hạn mức đơn bảo hiểm.

Khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm, tôi phải nộp chứng từ bằng bản chính hay bản sao?

– "Các chứng từ tài chính như hóa đơn, biên lai, phiếu thu của bệnh viện/phòng khám/nhà thuốc thì Khách hàng phải nộp bản chính. Các chứng từ y tế như chẩn đoán bệnh của bác sỹ điều trị và các giấy tờ liên quan như toa thuốc, kết quả xét nghiệm, báo cáo y tế, giấy nhập/xuất viện, giấy chứng nhận phẫu thuật, sổ khám bệnh… Khách hàng có thể nộp bản sao. "

Tôi có thể yêu cầu bồi thường chi phí phẫu thuật trong trường hợp chi phí này đã được công ty hoặc hợp đồng bảo hiểm khác thanh toán không?

– Do đơn bảo hiểm này dựa trên cơ sở bồi hoàn, do đó, nếu như Khách hàng đã nhận được bồi hoàn toàn bộ số chi phí mà Khách hàng bỏ ra thì Khách hàng sẽ không được bồi hoàn thêm một lần nữa (ngoại trừ quyền lợi Trợ cấp nằm viện).

Bảo lãnh viện phí là gì ? Khi nào cần thẻ bảo lãnh viện phí

– "Nhiều bệnh viện và phòng khám đã liên kết với các công ty bảo hiểm giúp khách hàng thanh toán viện phí ngay tại bệnh viện nhằm rút ngắn thời gian và công sức cho khách hang thông qua hình thức bảo lãnh viện phí. Sử dụng dịch vụ bảo lãnh viện phí còn giúp khách hàng giảm bớt gánh nặng tài chính trong quá trình khám và điều trị bệnh, đặc biệt trong những trường hợp chi phí lớn. Khách hàng chỉ phải thanh toán các chi phí y tế không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc vượt quá hạn mức trách nhiệm bảo hiểm, còn lại là do bên công ty bảo hiểm chi trả. Để được bảo lãnh, bạn cần xuất trình thẻ bảo lãnh viện phí và giấy tờ tùy thân (CMND, hộ chiếu hoặc giấy khai sinh đối với trẻ em) trước khi sử dụng dịch vụ y tế"

Tôi có thể chọn bất kỳ bệnh viện nào để khám chữa bệnh không?

– "Khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ bệnh viện, phòng khám nào mà Khách hàng muốn khám chữa bệnh với điều kiện bệnh viện/phòng khám đó được phép hoạt động và điều trị hợp pháp và có thể cung cấp hóa đơn/chứng từ tài chính hợp lệ. Trường hợp sử dụng bảo lãnh viện phí bạn cần kiểm tra xem bệnh viện/ phòng khám có thuộc Hệ thống bệnh viện bảo lãnh không ? Và quyền lợi bảo hiểm có được áp dụng bảo lãnh không ? "

Tôi có thể hủy hợp đồng bảo hiểm trước khi hết hạn được không ?

– Nếu trước ngày hết hạn hợp đồng mà bạn muốn hủy đơn bảo hiểm thì phải điền vào đơn bảo hiểm để gửi cho công ty bảo hiểm. Tùy theo công ty bảo hiểm mà sẽ có chính sách hoàn phí cho những trường hợp chưa phát sinh bồi thường

Sau khi tham gia, tôi có thể thay đổi quyền lợi bảo hiểm không ?

– Chương trình bảo hiểm là 1 năm và bạn không thể thay đổi được quyền lợi trong suốt thời gian này.

Thời gian chờ trong bảo hiểm sức khỏe là gì ?

– "Trong các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe sẽ áp dụng khoảng thời gian chờ cho những quyền lợi cụ thể, trong thời gian này thì các quyền lợi bảo hiểm nếu phát sinh sẽ không được bồi thường, thông thường thời gian chờ tiêu chuẩn sẽ là: + 0 ngày đối với tai nạn + 30 ngày đối với bệnh thông thường + 365 ngày đối với bệnh đặc biệt và có sẵn + 270 ngày đối với quyền lợi thai sản ( sinh đẻ) Tùy theo nhà bảo hiểm mà quyền lợi này sẽ có thể điều chỉnh."

Độ tuổi tham gia bảo hiểm là bao nhiêu ?

– Hầu hết các công ty bảo hiểm sẽ áp dụng cho độ tuổi phổ biến là từ 1 đến 60 tuổi. Tuy nhiên một số công ty bảo hiểm có thể áp dụng cho độ tuổi trẻ sơ sinh ( dưới 1 tuổi) hoặc áp dụng cho nhóm khách hàng trên 60-65 tuổi, có khả năng tái tục tới 72 tuổi.

Tôi có cần kiểm tra sức khỏe khi tham gia không?

– Khách hàng không cần phải trải qua bất kỳ một cuộc kiểm tra sức khỏe nào trừ một số trường hợp đặc biệt khi Công ty Bảo hiểm yêu cầu cung cấp thêm thông tin về tình trạng sức khỏe phục vụ cho công tác cấp đơn một cách hợp lý.

0906060784