Thỏa thuận mỗi bên tự chịu trách nhiệm bồi thường trong bảo hiểm vật chất xe

Trong thời gian vừa qua, khi giải quyết bồi thường vật chất xe liên quan đến Người thứ ba có rất nhiều khó khăn, vướng mắc từ phía DNBH, Khách hàng tham gia bảo hiểm cũng như bên thứ ba, trong bài viết này tôi mạn phép đề cập tới một số thực trạng và kiến nghị giải quyết.

VICS xin lấy một thí dụ sau để phân tích: Trong một vụ tai nạn Xe A va chạm với Xe B, khi đó sẽ xảy ra một số trường hợp tương ứng như sau:

1. Xe A và Xe B đều có lỗi trong vụ tai nạn. Xe A và xe B đều có bảo hiểm vật chất và bảo hiểm TNDS đầy đủ.

2. Xe A và Xe B đều có lỗi trong vụ tai nạn. Xe A và xe B đều có bảo hiểm TNDS, xe A có bảo hiểm vật chất, xe B không có bảo hiểm vật chất xe.

3. Xe A và xe B đều có lỗi trong vụ tai nạn. Xe A và xe B có bảo hiểm TNDS, cả hai xe A và xe B đều ko có bảo hiểm vật chất.

4. Xe A có lỗi 100% trong vụ tai nạn. Xe A và xe B đều có bảo hiểm TNDS, xe B có bảo hiểm vật chất xe.

5. Xe A có lỗi 100% trong vụ tai nạn. Xe A và xe B đều có bảo hiểm TNDS, xe B không có bảo hiểm vật chất xe.

 

Giả sử rằng các thiệt hại gián tiếp, tổn thất do giảm giá trị thương mại không tính toán đến, tất nhiên với những tổn thất đặc biệt lớn vượt ngưỡng bồi thường TNDS 100tr hay Chủ xe không đồng ý uỷ quyền thu đòi TNDS thì chúng ta rất khó tính toán, Tôi tạm thời xem cách thức DNBH giải quyết các trường hợp trên khi bỏ qua những điều trên nó sẽ như thế nào:

1. Do cả hai xe đều có bảo hiểm vật chất nên DNBH sẽ phải chi trả toàn bộ thiệt hại, sau đó Chủ xe chuyển quyền thu đòi bên thứ ba và phối hợp với DNBH đi thu đòi bảo hiểm TNDS của xe mình.

2. Xe A có bảo hiểm Vật chất xe nên sẽ được DNBH chi trả thiệt hại, xe B thì phải đứng ra tự sửa xe cho mình. Cả xe A và xe B đều tiến hành yêu cầu đòi bảo hiểm TNDS của mình.

3. Xe A và xe B tự sửa chữa xe của mình sau đó tiến hành yêu cầu đòi bảo hiểm TNDS của mình.

4. Xe B được DNBH chi trả toàn bộ thiệt hại, sau đó thế quyền cho DNBH đòi xe A, xe A sau đó yêu cầu bảo hiểm TNDS từ DNBH. Xe A phải tự sửa chữa xe của mình.

5. Xe B tự sửa chữa xe của mình, sau đó yêu cầu xe A bồi thường, xe A tiếp tục yêu cầu bảo hiểm TNDS của mình bồi thường.

 

Từ các trường hợp trên các bạn có thể nhận ra rằng việc tiến hành đòi bồi thường TNDS từ DNBH là việc diễn ra thường xuyên, gây rất nhiều bất cập và tranh chấp trong quá trình giải quyết bồi thường bảo hiểm. Tôi giả thiết rằng việc các DNBH có thể trong một vụ việc này đòi được 100đ thì đối với một vụ việc khác có khả năng phải thanh toán lại 80đ hay 90đ. Tuy nhiên chi phí để tiến hành những việc thu đòi này có thể rơi vào 20-25đ. Như vậy chưa chắc việc tiến hành thu đòi này có hiệu quả đối với cả các DNBH.

 

Một số nơi trên thế giới áp dụng thoả thuận “Mỗi bên tự chịu trách nhiệm bồi thường” đối với bảo hiểm vật chất xe của DNBH mình mà không tiến hành thu đòi bảo hiểm TNDS từ các DNBH khác. Việc này dẫn đến giảm thiểu chi phí cho DNBH cũng như quyền lợi của Khách hàng được đảm bảo, thời gian giải quyết nhanh chóng.

 

Quay trở lại với thí dụ VICS vừa nêu thì trường hợp nào áp dụng được và trường hợp nào không áp dụng được:

- Trường hợp 1, trường hợp 2, trường hợp 4 sẽ áp dụng được thỏa thuận chịu trách nhiệm bồi thường không tiến hành thu đòi.

- Trường hợp 3, trường hợp 5 không áp dụng được thoả thuận.

‼️Có thể các bạn đặt ra câu hỏi liệu việc 1 DNBH cấp đơn bảo hiểm TNDS cho 100 xe ô tô sẽ phải bồi thường TNDS nhiều hơn khi cấp đơn bảo hiểm TNDS cho 10 xe ô tô, vì vậy việc không tiến hành thu đòi TNDS này sẽ có lợi cho DNBH có số lượng xe lớn, thiệt cho các DNBH có số lượng xe ít? Câu trả lời là không hoàn toàn như vậy. Khi tham gia thoả thuận này các DNBH đều đã có sự tính toán, thống kê lại. Chắc gì số lượng xe lớn đã rơi vào phần có lỗi để mà phải bồi thường, cũng tương tự như vậy số lương xe nhỏ đâu phải lúc nào cũng sai. Đơn giản như chúng ta chơi xúc sắc 6 mặt, nếu cứ đổ đến (+) vô cực thì xác xuất cả 6 mặt từ số 1 đến số 6 sẽ là bằng nhau.

Thực tế áp dụng tại Việt Nam thì sẽ như thế nào?

1. Cần phải có nghiên cứu và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam nên đề xuất phương án cụ thể để áp dụng thống nhất đối với Thoả thuận từ tất cả các DNBH.

2. Nâng cao được ý thức tham gia bảo hiểm Vật chất xe và TNDS của toàn bộ người dân.

3. Nên nâng số tiền mức trách nhiệm của bảo hiểm TNDS lên vì các tổn thất hiện nay đang vượt ngưỡng 100tr rất nhiều.

Ai cũng sợ thay đổi vì thay đổi là khó khăn nhưng nếu không thay đổi chúng ta mãi không có được điều gì mới cả.

Tư vấn liên quan

Nghị định 03/2021 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có hiệu lực ngày 1/03/2021, trong đó có 1 điểm mới:

Nghị định 03/2021 về bảo hiểm...

Xem chi tiết
Hồ sơ công an có cần khi yêu cầu bảo hiểm xe cơ giới?

Hồ sơ công an có cần khi yêu c...

Xem chi tiết
Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT "Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" banh hành ngày 12/08/2021 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2021

Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT "...

Xem chi tiết
Thay đổi lốp xe trong quá trình sử dụng dẫn đến bị từ chối bảo hiểm - Cần phải có một án lệ

Thay đổi lốp xe trong quá trìn...

Xem chi tiết
“Chở hàng trái phép" theo quy định của pháp luật

“Chở hàng trái phép" theo quy...

Xem chi tiết
Điều khoản loại trừ "núp bóng" chế tài trong quy tắc bảo hiểm vật chất xe ô tô có sai luật?

Điều khoản loại trừ "núp bóng"...

Xem chi tiết
Có cần hồ sơ công an khi giải quyết bồi thường bảo hiểm xe cơ giới?

Có cần hồ sơ công an khi giải...

Xem chi tiết
Kỳ 1: "Hồ sơ bồi thường bảo hiểm" - Một bước đột phá để giảm nhẹ thủ tục cho Người tham gia bảo hiểm!

Kỳ 1: "Hồ sơ bồi thường bảo hi...

Xem chi tiết
Kỳ 2: "Bồi thường bảo hiểm"

Kỳ 2: "Bồi thường bảo hiểm"

Xem chi tiết
Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử - Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới tra cứu bằng QRCode???

Giấy chứng nhận bảo hiểm điện...

Xem chi tiết
Sai lầm khi chọn nguồn tư vấn khởi kiện doanh nghiệp bảo hiểm đòi quyền lợi bảo hiểm xe ô tô

Sai lầm khi chọn nguồn tư vấn...

Xem chi tiết
0906060784