Kỳ 1: "Hồ sơ bồi thường bảo hiểm" - Một bước đột phá để giảm nhẹ thủ tục cho Người tham gia bảo hiểm!

Nghị định 03/2021 về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/03/2021.

VICS-CORP sẽ viết loạt bài để so sánh những điểm ưu việt giữa quy định mới và quy định cũ, đồng thời nêu lên những đánh giá trong quá trình thực tế triển khai.
Rất mong nhận được sự đóng góp từ Quý độc giả.
 

Điều 14. Hồ sơ bồi thường (Nghị định 103/2008/NĐ-CP)

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bao gồm các tài liệu sau:

Điều 15. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm (Nghị định 03/2021/NĐ-CP)

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm và các bên có liên quan để thu thập 1 bộ hồ sơ bồi thường bảo hiểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ bồi thường bảo hiểm. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:

Quy định Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ bồi thường. Như vậy là xác định rõ trách nhiệm của DNBH trong hồ sơ bôig thường, có thể sẽ là căn cứ để áp dụng các hình thức xử phạt hay truy cứu trách nhiệm hình sự khi làm sai lệch hay cố tình vi phạm trong quá trình giải quyết bồi thường bảo hiểm.

1. Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):

a) Giấy đăng ký xe.

b) Giấy phép lái xe.

c) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe.

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm.

 

 

 

1. Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe (Bản sao công chứng hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm cung cấp:

a) Giấy đăng ký xe (hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có giấy đăng ký xe).

b) Giấy phép lái xe.

c) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe.

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Do Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp.

- Về mặt hình thức tài liệu khi cung cấp được bổ sung thêm “Bản sao công chứng”.

- Đối với Giấy phép lái xe có quy định chi tiết trường hợp giấy tờ xe thế chấp tại ngân hàng để vay vốn hoặc xe đang trong quá trình mua bán (chưa làm giấy tờ mới) thì những loại giấy tờ nào có thể thay thế được giấy phép lái xe.

- Đối chiếu Điều 38, Luật Căn cước công dân thì quy định bổ sung thêm Thẻ căn cước công dân là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cũng như pháp luật. Lộ trình sắp tới Chứng minh thư nhân dân sẽ không còn được cấp cũng như sử dụng .

 

2. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:

a) Giấy chứng thương.

b) Giấy ra viện.

c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.

d) Hồ sơ bệnh án.

đ) Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).

 

2. Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chínhdo bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp:

a) Giấy chứng nhận thương tích.

b) Hồ sơ bệnh án.

c) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn.

- Do Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp.

- Trước đây có quy định tài liệu “Tuỳ theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu” có thể dẫn đến việc sử dụng đánh giá chủ quan của người làm hồ sơ để lưu, còn quy định mới không đề cập đến vấn đề này được hiểu phải có đầy đủ các mục này.

- Bỏ mục “Giấy ra viện” được đánh giá là đổi mới cần thiết, đơn giản hoá thủ tục.

- Quy định cụ thể các loại giấy tờ chứng minh nạn nhân tử vong. Với quy định này sẽ giúp Khách hàng chủ động tiến hành làm hồ sơ nhanh chóng, tránh trường hợp DNBH yêu cầu thừa hồ sơ giấy tờ.

3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản:

a) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.

b) Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp:

a) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này).

b) Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Do Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp.

- Về Hoá đơn, chứng từ: Quy định cũ yêu cầu phải được sự chấp thuận của DNBH hoặc DNBH chỉ định cơ sở sửa chữa. Nay quy định mới Khách hàng muốn sửa ở đâu cũng đượ chỉ cần có hoá đơn chứng từ hợp lệ, đây là một điểm mới đột phá. Quan trọng nhất là vẫn còn cái trong “(…)” đó chính là trường hợp DNBH thực hiện sữa chữa thì chủ động thu thập các hoá đơn chứng từ này. Vấn đề này trong thực tiễn sẽ có tranh chấp về giá sửa chữa, NĐBH trước khi sửa chữa có cần báo cáo hay làm thủ tục gì không hay cứ nằm trong hạn mức bồi thường về tài sản là được???

- Giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết: bổ sung thêm “hoá đơn, chứng từ có liên quan” để làm rõ nghĩa hơn của ý giấy tờ.

4. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này):

a) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.

b) Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có).

c) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn.

d) Thông báo sơ bộ kết quả Điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.

đ) Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

4. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an  do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông.

 

- Mục này không ghi “Bên mua bảo hiểm, Người được bảo hiểm cung cấp” tuy nhiên cũng không ghi DNBH phải thu thập??? Vậy được hiểu theo nghĩa DNBH thu thập hay DNBH hướng dẫn Khách hang thu thập lại là một điều cần có thời gian để trả lời. Tôi mong mỏi rằng DNBH sẽ chủ động thu thập tài liệu này.

- Trong phần liệt kê đã bỏ đi: Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn; Sơ đồ hiện trường, bản ảnh; Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn; Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn. Đây là một bước tiến đột phá về mặt thủ tục, hồ sơ giấy tờ vì trên thực tế  Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông đã có đầy đủ thông tin mà DNBH cần để giải quyết vấn đề bảo hiểm. DNBH sẽ không còn đi quá sâu vào nghiệp vụ Công an như hiện nay. Tuyệt vời.....

* Có một điểm tác giả thấy cần “cảnh giác” vì trong quy định mới có ghi: “do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách” như vậy có thể hiểu nếu tử vong thì DNBH mới phải lấy tài liệu còn không tử vong thì ôi thôi, xin mời Người được bảo hiểm chủ động nhé... thật là mông lung quá cơ!

5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không có các tài liệu quy định tại Khoản 4 Điều này và thiệt hại xảy ra ước tính dưới 10 triệu đồng, hồ sơ bồi thường phải có các tài liệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này và các tài liệu sau:

a) Biên bản xác minh vụ tai nạn giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn. Biên bản xác minh vụ tai nạn phải có các nội dung sau:

- Thời gian, địa Điểm xảy ra tai nạn;

- Thông tin do chủ xe cơ giới hoặc lái xe gây tai nạn, nạn nhân hoặc đại diện của nạn nhân, các nhân chứng tại địa Điểm xảy ra tai nạn (nếu có) cung cấp. Các đối tượng cung cấp thông tin phải ghi rõ họ tên, số chứng minh thư, địa chỉ;

- Mô tả hiện trường vụ tai nạn và thiệt hại của phương tiện bị tai nạn (kèm theo bản vẽ, bản ảnh).

b) Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.

c) Các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

5. Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.

 

- Quy định trước phân ra vụ việc trên 10 triệu đồng (có hồ sơ công an) và dưới 10 triệu đồng (DNBH có thể chủ động làm hồ sơ). Ngày nay không còn như này nữa mà chỉ có mỗi mục 5 là Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do DNBH lập. Điều này có thể dẫn đến cách hiểu như thế nào? Theo ngu ý của tôi thì có hồ sơ công an sẽ căn cứ theo hồ sơ công an giải quyết, không có hồ sơ công an thì hai bên DNBH và Người được bảo hiểm chủ động đàm phán, ghi nhận lại vụ việc để giải quyết.

- Nếu các bên mà không thống nhất được thì làm sao??? Phải tiến hành thuê Giám định độc lập vào để đánh giá hay ra Toà án. Khi thuê thì ai sẽ là bên chịu chi phí???? Chắc chắn điều này khi áp dụng vào thực tiễn sẽ còn có nhiều tranh cãi.

VICS-CORP – Great as a smile!

Tư vấn liên quan

Nghị định 03/2021 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có hiệu lực ngày 1/03/2021, trong đó có 1 điểm mới:

Nghị định 03/2021 về bảo hiểm...

Xem chi tiết
Hồ sơ công an có cần khi yêu cầu bảo hiểm xe cơ giới?

Hồ sơ công an có cần khi yêu c...

Xem chi tiết
Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT "Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" banh hành ngày 12/08/2021 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2021

Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT "...

Xem chi tiết
Thay đổi lốp xe trong quá trình sử dụng dẫn đến bị từ chối bảo hiểm - Cần phải có một án lệ

Thay đổi lốp xe trong quá trìn...

Xem chi tiết
“Chở hàng trái phép" theo quy định của pháp luật

“Chở hàng trái phép" theo quy...

Xem chi tiết
Thỏa thuận mỗi bên tự chịu trách nhiệm bồi thường trong bảo hiểm vật chất xe

Thỏa thuận mỗi bên tự chịu trá...

Xem chi tiết
Điều khoản loại trừ "núp bóng" chế tài trong quy tắc bảo hiểm vật chất xe ô tô có sai luật?

Điều khoản loại trừ "núp bóng"...

Xem chi tiết
Có cần hồ sơ công an khi giải quyết bồi thường bảo hiểm xe cơ giới?

Có cần hồ sơ công an khi giải...

Xem chi tiết
Kỳ 2: "Bồi thường bảo hiểm"

Kỳ 2: "Bồi thường bảo hiểm"

Xem chi tiết
Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử - Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới tra cứu bằng QRCode???

Giấy chứng nhận bảo hiểm điện...

Xem chi tiết
Sai lầm khi chọn nguồn tư vấn khởi kiện doanh nghiệp bảo hiểm đòi quyền lợi bảo hiểm xe ô tô

Sai lầm khi chọn nguồn tư vấn...

Xem chi tiết
0906060784