Tư vấn khiếu nại bảo hiểm tàu sông, tàu biển
Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 2 ngàn km. Chính vì thế mà kinh doanh vận tải hàng hải đã trở thành ngành vận chuyển với sự tham gia đông đảo của nhiều tàu thuyền. Với những đặc thù riêng, quá trình vận chuyển qua sông ngòi và biển cũng chứa nhiều rủi ro và nguy hiểm. Do đó, việc tham gia bảo hiểm tàu sông, tàu biển giúp chủ tàu thuyền có thể giảm thiểu thiệt hại, hạn chế sự ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, để có thể khiếu nại bảo hiểm thành công, người mua bảo hiểm nên nhận sự tư vấn khiếu nại bảo hiểm tàu sông, tàu biển từ những địa chỉ cung cấp dịch vụ uy tín để bảo vệ quyền lợi.
1. Khiếu nại bảo hiểm tàu sông, tàu biển là gì?
1.1. Các rủi ro nằm trong phạm vi bảo hiểm thân, vỏ tàu sông, tàu biển
Những trường hợp rủi ro nằm trong phạm vi bảo hiểm thân, vỏ tàu thông thường bao gồm tổn thất bộ phận hoặc tổn thất toàn bộ xảy ra với thân hoặc vỏ tàu trong trường hợp:
- Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định, cầu, phà, đá, công trình đê, đập, kè, cầu cảng;
- Cháy nổ ngay trên tàu, thuyền hoặc nơi cháy nổ ở nơi khác gây tổn thất cho tàu, thuyền;
- Đâm, va với các phương tiện khác.
- Mất tích
- Động đất, sóng thần, gió lốc, mưa đá, sạt lở
- Tai nạn khi xếp dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hoặc khi tàu, thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng
- Hư hỏng do các khuyết tật ngầm trong bộ phận thân tàu hoặc vỏ tàu.
- Do sơ suất của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ, hoa tiêu, người sửa chữa với điều kiện người đó không phải là người được bảo hiểm hoặc có cổ phần trên tàu được bảo hiểm.
Các chi phí cần thiết và hợp lý cho việc hạn chế tổn thất, trợ giúp hoặc cứu hộ, kiểm tra, giám định hư hại, kiểm tra đáy tàu sau khi mắc cạn,..
Rủi ro ô nhiễm:
Tàu được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm A hoặc B còn được bảo hiểm trong trường hợp tổn thất mà tàu gây ra từ quyết định của cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền nhằm phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ ô nhiễm với điều kiện:
- Tổn hại tàu thuộc trách nhiệm bồi thường của Công ty Bảo hiểm căn cứ vào điều kiện bảo hiểm.
- Hành động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ ô nhiễm không phải là do việc thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu hay người quản lý tàu trong việc phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ ô nhiễm.
1.2. Khiếu nại bảo hiểm thân, vỏ tàu sông, tàu biển
Tàu sông là loại phương tiện tham gia giao thông, vận tải đường thuỷ nội địa. Tàu bao gồm các loại chuyên chở hàng hóa hoặc hành khách, nguyên liệu hoạt động trên vùng sông hồ Việt Nam.
- Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm là thân tàu bao gồm vỏ tàu, máy tàu và các trang thiết bị hàng hải.
- Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm vỏ tàu sông: là vỏ tàu
Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
- Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm là thân tàu bao gồm vỏ tàu, máy tàu và các trang thiết bị hàng hải;
- Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm vỏ tàu biển: là vỏ tàu
Khi bên bảo hiểm đưa ra các quyết định, cách giải quyết khiến người mua bảo hiểm không hài lòng hoặc cảm thấy quyền và lợi ích của mình đã bị xâm phạm thì có thể thực hiện việc khiếu nại. Đối tượng được bảo hiểm trong bảo hiểm thân, vỏ tàu sông, tàu biển gồm những tàu biển thuộc Đăng kiểm Việt Nam hay các cấp tương đương của cơ quan đăng kiểm nước ngoài tham gia hoạt động tuyến hàng hải quốc tế.
1.3. Khiếu nại bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu sông, tàu biển
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu sông: tất cả các chủ tàu hoạt động trên sông hồ và vùng biển Việt Nam.
Đối tượng được bảo hiểm trong bảo hiểm thân, vỏ tàu sông, tàu biển gồm những tàu biển thuộc Đăng kiểm Việt Nam hay các cấp tương đương của cơ quan đăng kiểm nước ngoài tham gia hoạt động tuyến hàng hải quốc tế.
Khi xảy ra các rủi ro nằm trong phạm vi bảo hiểm thân, vỏ tàu thì người mua bảo hiểm có thể thực hiện việc đòi bảo hiểm.
Khi xảy ra các rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu sông. Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu sông là tất cả các chủ tàu hoạt động trên sông hồ và vùng biển Việt Nam.
Với bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu sông, tàu biển khi xảy ra các rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu sông thì người mua bảo hiểm có thể thực hiện việc yêu cầu bồi thường. Những trường hợp thuộc trách nhiệm bảo hiểm với loại hình bảo hiểm này thường bao gồm:
Trách nhiệm dân sự của chủ tàu với người thứ ba:
- Các chi phí phát sinh từ những rủi ro trong quá trình hoạt động của tàu được bảo hiểm mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm dân sự: chi phí chi trả cho quá trình tẩy rửa, ô nhiễm dầu; chi phí ngăn ngừa tổn thất,...
- Phần trách nhiệm theo pháp luật quy định mà chủ tàu phải chịu do tàu được bảo hiểm gây ra: thiệt hại cầu cảng, kê đập, bị thương hoặc thiệt hại tính mạng của người thứ 3,...
- Các chi phí mà chủ tàu phải chịu bồi thường theo luật với thuyền viên đang làm việc trên tàu được bảo hiểm.
- Trách nhiệm trong trường hợp đâm, va.
Trách nhiệm lai dắt:
Trong trường hợp phương tiện được lai kéo bởi tàu được bảo hiểm trong quá trình đó phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng lai kéo.
Trách nhiệm với hàng hóa:
Trách nhiệm theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lai kéo mà chủ tàu được bảo hiểm phải bồi thường cho hàng hóa chuyên chở trên tàu được bảo hiểm hoặc những đơn vị được lai kéo bị tổn thất do tai nạn gây ra.
Khi bên bảo hiểm đưa ra các quyết định, các giải quyết khiến người mua bảo hiểm không hài lòng hoặc cảm thấy quyền và lợi ích của mình đã bị xâm phạm thì có thể thực hiện việc khiếu nại bảo hiểm.
1.4. Trình tự, thủ tục khiếu nại bảo hiểm tàu sông, tàu biển
Để khiếu nại bảo hiểm, các bạn thực hiện theo trình tự sau đây:
- Bước 1: Phản ánh, khiếu nại tới bên Bảo hiểm.
Người mua bảo hiểm phải thực hiện việc khiếu nại đầu tiên tới bên Bảo hiểm. Các bạn có thể liên hệ phản ánh với bên Bảo hiểm thông qua điện thoại, Email, Bộ phận chăm sóc Khách hàng của Công ty Bảo hiểm hoặc nhân viên chịu trách nhiệm tới hợp đồng bảo hiểm của các bạn.
- Bước 2: Giải quyết với bên Bảo hiểm.
Quá trình giải quyết khiếu nại bảo hiểm cụ thể phù thuộc vào quy định của từng Công ty Bảo hiểm. Khi nhận được khiếu nại, thông thường Công ty Bảo hiểm sẽ lập Phiếu tiếp nhận để ghi lại nội dung phản ánh của Khách hàng. Sau đó, bên Bảo hiểm sẽ tiến hành xác minh và có Thư trả lời hoặc mời Khách hàng tới trao đổi, làm việc trực tiếp.
- Bước 3: Giải quyết lần 2.
Nếu Khách hàng không đồng ý với cách giải quyết của Công ty Bảo hiểm thì hai bên sẽ tiếp tục trao đổi để đưa ra thỏa thuận chung. Nếu Khách hàng vẫn không đồng ý với cách giải quyết của bên Bảo hiểm sau lần giải quyết thứ 2 thì có thể gửi Đơn đến cơ quan quản lý hoặc khởi kiện ra Tòa án. Trong trường hợp này, quá trình giải quyết khiếu nại sẽ được thực hiện theo thủ tục tố tụng do pháp luật quy định.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, các bạn cần chú ý tới thời hiệu khiếu nại. Quá thời hạn khiếu nại thì việc khiếu nại sẽ không được giải quyết và các bạn sẽ không được giải quyết quyền lợi của mình.
Thời hiệu khiếu nại theo quy định của pháp luật là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được quyết định, hành vi. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, bên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết và ra thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
2. Khó khăn, sai lầm thường gặp trong quá trình khiếu nại bảo hiểm tàu sông, tàu biển
2.1. Thông báo khiếu nại không đúng, không tìm được thông tin hướng dẫn hiệu quả
Doanh nghiệp bảo hiểm đã có hệ thống ghi âm cuộc gọi (hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng có) để nhận phản ánh của Khách hàng trong mọi thời điểm. Trong đó, có một số thông tin thu thập ban đầu từ khách hàng có thể coi là bằng chứng hay căn cứ để chế tài bồi thường. Rất nhiều trường hợp đã gọi điện đến Tổng đài của Doanh nghiệp bảo hiểm và bị từ chối chỉ vì thông báo chưa chuẩn xác, hoặc thông tin ban đầu không phù hợp. Khi Khách hàng không thể tìm được thông tin hướng dẫn cách thông báo khiếu nại chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi.
2.2. Mất quá nhiều thời gian, công sức thu thập chứng từ liên quan cho bộ hồ sơ khiếu nại mà vẫn không hiệu quả
Để có thể hoàn thiện một bộ hồ sơ khiếu nại bảo hiểm tàu sông, tàu biển, người mua bảo hiểm sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều hồ sơ, tài liệu. Trong đó, không ít có những giấy tờ, tài liệu mà người mua bảo hiểm sẽ phải liên hệ với cơ quan chức năng, bên thứ 3 để có được. Nhiều người không biết cách phải làm sao để thu thập đủ hồ sơ và các chứng từ liên quan gây ra mất thời gian và tốn công sức. Kết quả là hồ sơ khiếu nại vẫn bị thiếu, không đầy đủ và khiến người mua bảo hiểm bị ảnh hưởng tới quyền lợi.
2.3. Kết quả thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định không đúng
Nhiều trường hợp người mua bảo hiểm gặp thiệt thòi khi kết quả thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định không đúng. Những trường hợp đó khiến người mua bảo hiểm bị ảnh hưởng quyền lợi. Bên Bảo hiểm không trả số tiền bồi thường không tương xứng với thiệt hại ảnh hưởng tới quá trình khắc phục thiệt hại để nhanh chóng phục hồi sản xuất. Người mua bảo hiểm thường gặp phải khó khăn này khi không có sự tư vấn của những chuyên gia giám định.
3. Nội dung dịch vụ tư vấn khiếu nại bảo hiểm (dịch vụ phụ trợ bảo hiểm) tàu sông, tàu biển
Khi Khách hàng có yêu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn khiếu nại bảo hiểm (dịch vụ phụ trợ bảo hiểm) tàu sông, tàu biển, bên cung cấp dịch vụ có thể hỗ trợ Khách hàng những công việc bao gồm:
- Hỗ trợ Khách hàng thông báo tổn thất: Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, việc đầu tiên người mua bảo hiểm cần thực hiện chính là thông báo ngay cho Công ty Bảo hiểm. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Khách hàng hãy đồng thời liên hệ với bên cung cấp dịch vụ tư vấn khiếu nại bảo hiểm (dịch vụ phụ trợ bảo hiểm) tàu sông, tàu biển để được nhận sự hướng dẫn. Khách hàng sẽ được hỗ trợ thực hiện những thực hiện các bước xử lý ban đầu để đảm bảo quyền lợi. Quá trình thông báo tổn thất bước đầu sẽ được coi là căn cứ bồi thường thiệt hại.
- Hỗ trợ Khách hàng cung cấp hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm: Trong quá trình này, có thể hỗ trợ và hướng dẫn Khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và cách viết hồ sơ chính xác nhất, cách đưa tìm những chứng từ, tài liệu có liên quan.
- Hỗ trợ Khách hàng thực hiện các công việc với bên Bảo hiểm: Bên dịch vụ cung cấp bảo hiểm có thể hỗ trợ Khách hàng làm việc với Công ty Bảo hiểm, bên thứ 3 để Khách hàng mất ít thời gian và công sức hơn khi tự xử lý công việc một mình.
4. Quy trình sử dụng dịch vụ tư vấn khiếu nại bảo hiểm (dịch vụ phụ trợ bảo hiểm) tàu sông, tàu biển tại VICS- CORP
4.1. Khách hàng gọi điện Hotline
Khách hàng có thể liên hệ với VICS - CORP thông qua số Hotline 1900.9889.65/090.6060.784. Tổng đài tư vấn bảo hiểm miễn phí của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Bảo hiểm Việt Nam (VICS – CORP) hoạt động 24/7 nên có thể hỗ trợ Khách hàng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, Khách hàng liên hệ với VICS - CORP để được tư vấn và hướng dẫn những bước xử lý ban đầu. Đó là yếu tố quan trọng để giúp Khách hàng đảm bảo quyền lợi sau này.
4.2. Tư vấn nội dung dịch vụ
Khi Khách hàng liên hệ với VICS - CORP thông qua tổng đài hoặc trực tiếp, chúng tôi sẽ lắng nghe vụ việc của Khách hàng và tư vấn cho các bạn về nội dung dịch vụ của VICS - CORP. Quá trình đó sẽ bao gồm những công việc, sự hỗ trợ mà VICS - CORP có thể thực hiện trong quá trình khiếu nại bảo hiểm tàu sông, tàu biển cho Khách hàng và chi phí dịch vụ. Khách hàng có thể lựa chọn những dịch vụ của VICS - CORP tùy thuộc vào vụ việc cụ thể của mình.
4.3. Tiến hành quá trình tư vấn
Khi Khách hàng đã lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn bảo hiểm tàu sông, tàu biển của VICS- CORP, chúng tôi sẽ tiến hành quá trình tư vấn cho Khách hàng theo đúng thủ tục đã được quy định trước. Quá trình đó có thể bao gồm các công việc:
- Cung cấp những quy định pháp luật có liên quan trực tiếp tới vấn đề của Khách hàng.
- Đề xuất giải pháp khiếu nại bảo hiểm tốt nhất trong suốt quá trình khiếu nại.
- Hỗ trợ, hướng dẫn Khách hàng hoàn thành hồ sơ khiếu nại.
- Tư vấn, hướng dẫn Khách hàng cung cấp các đơn từ, biểu mẫu sao cho chính xác nhất.
- Tư vấn và hỗ trợ cho Khách hàng về hình thức khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp.
Khách hàng có thể lựa chọn sử dụng toàn bộ dịch vụ khiếu nại bảo hiểm tàu sông, tàu biển của VICS- CORP hoặc sử dụng một phần dịch vụ trong những bước mà Khách hàng cảm thấy khó khăn, không thể tự giải quyết.
4.4. Hỗ trợ xử lý từ chối khiếu nại
Trong trường hợp Khách hàng bị từ chối khiếu nại, VICS - CORP có thể hỗ trợ xử lý bằng cách đưa ra sự tư vấn về các công việc mà Khách hàng phải làm để đảm bảo quyền lợi. Khi phải giải quyết tranh chấp tại Tòa án, VICS- CORP sẵn sàng hỗ trợ Khách hàng khi Khách hàng yêu cầu. Các công việc hỗ trợ cụ thể bao gồm:
- Tư vấn về Tư vấn, hướng dẫn Khách hàng về thủ tục khởi kiện bảo hiểm tàu sông, tàu biển.
- Tư vấn về thẩm quyền và điều kiện khởi kiện bảo hiểm tàu sông, tàu biến để tránh trường hợp Khách hàng khiếu nại sai cấp.
- Tư vấn về quyết định khởi kiện khi nào hoặc nên hòa giải với Công ty Bảo hiểm khi nào để đảm bảo quyền lợi.
- Đại diện Khách hàng thực hiện việc tranh tụng tại Tòa án khi Khách hàng có nhu cầu.
Hy vọng với những thông tin về khiếu nại bảo hiểm tàu sông, tàu biển được chia sẻ trên đây, các bạn đã có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích. Các bạn có thể nhận tư vấn khiếu nại bảo hiểm tàu sông từ Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Bảo hiểm Việt Nam (VICS - CORP) để có quá trình khiếu nại thành công và đảm bảo.